Những chi tiết và thông điệp nào đang được ẩn giấu bên trong lá King Of Coins Tyldwick Tarot - Vua Xu trong Tyldwick Tarot? Cùng TailieuTarot tìm hiểu thử nhé!
Trong bài viết này, TailieuTarot.com sẽ chia sẻ thông tin về những chi tiết và thông điệp của tác giả đang được ẩn giấu bên trong thẻ The World Tyldwick Tarot - Thế Giới trong Tyldwick Tarot.
Những chi tiết được nhận thấy trong lá bài Thế Giới:
- Ký hiệu chiêm tinh được cố định trong khuôn đúc hình vương miện.
- Bức tượng thần Shiva đang khiêu vũ.
- Hoa của cây chó đẻ.
- Ba khối rắn hình học: một khối tứ diện, một khối hình cầu và một khối lập phương.
Phân tích:
Các biểu tượng chiêm tinh cố định (Sư Tử, Hổ Cáp, Bảo Bình và Kim Ngưu) trong khuôn hình vương miện, đại diện cho những phẩm chất nền tảng của sự ổn định, quyết tâm, sâu sắc và bền bỉ.
Chúng nhắc nhở tôi rằng: Mặc dù mọi thứ liên tục thay đổi trong thế giới vật chất, nhưng vẫn có một trung tâm bên trong, nơi của sự yên bình.
Trong Ấn Độ giáo, Đấng tối cao Tam Thần Trimurti được coi là có ba nhiệm vụ: Đấng Tạo Hóa, Đấng Bảo Hộ và Đấng Hủy Diệt.
Và vị thần Shiva trong lá bài này chính là vị thần đại diện cho giai đoạn hủy diệt và tái sinh. Trong hình dạng đặc biệt này, anh ta được biết đến với cái tên Nataraja - "Chúa tể của các vũ công".
Vũ điệu xuất thần này được gọi là Vũ điệu của Cực lạc (anandatandava).
Và mặc dù các chuyển động của ông ta khiến quá trình tạo - hủy xảy ra liên tục trong vũ trụ, nhưng thâm tâm ông vẫn luôn bình tĩnh và đắm chìm trong khoảng không của sự Tuyệt đối.
Những gì bề ngoài thể hiện tuy thoạt xem qua trông như là một vật thể có hai mặt (sống và chết) nhưng thực sự chúng chỉ là một vòng tròn xoay quanh liên tục.
Khi đứng trên vành của chiếc vòng tròn đó, chúng ta sẽ trải nghiệm được một cái nhìn tổng thể nhất định từ vị trí ngẫu nhiên nào đó.
Chỉ khi nhìn mọi thứ từ tâm của vòng tròn đi ra thì chúng ta mới có thể hiểu được toàn bộ.
Biểu tượng thần Shiva đã chỉ ra một điều rằng: Chúng ta (như Joseph Campbell đã nói) "hãy tự theo đuổi niềm hạnh phúc của chính chúng ta".
Đó không phải là công việc đi tìm kiếm niềm vui, mà là theo đuổi thứ sẽ mang lại sự yên tĩnh sâu sắc và cho phép chúng ta nhìn thấy được rằng mọi sự thay đổi chỉ là lẽ tự nhiên.
Vai trò hủy diệt và tái sinh của Shiva đã chỉ ra rằng: Mặc dù chúng ta có thể nhìn thấy khá rõ ràng một bức tranh toàn cảnh, nhưng để thông tuệ được nó thì vẫn còn rất nhiều điều ẩn giấu cần phải tìm hiểu.
Chúng ta sẽ lại trở thành Gã Khờ để được trải qua những bài học từ cuộc sống trong suốt cuộc hành trình của bộ bài.
Tôi rất quen thuộc với cây chó đẻ, vì chúng được trồng rất nhiều ở nơi tôi đang sống.
Theo trang myflowermentics.com, những bông hoa này tượng trưng cho sự dẻo dai và bền bỉ, có thể tồn tại qua được tất cả các mùa trong năm.
Thật vậy, lá của chúng lúc này đang thay đổi màu sắc. Sau đó, chúng sẽ tạo ra những quả chín mọng màu đỏ tươi và các chi trần.
Tiếp theo đó là những bông hoa trắng sặc sỡ đua nhau nở, và cuối cùng là những tán lá xanh ươm.
Đối với một số người, hoa cây chó đẻ tượng trưng cho một sự đóng đinh của vòng tuần hoàn - Không chỉ là cái chết mà còn là sự phục sinh.
Và đây, trong lá bài The World Tyldwick Tarot - Thế Giới trong Tyldwick Tarot này, một lần nữa lại xuất hiện một vòng lặp liên tục.
Thoạt trông giống như chúng chưa hề có sự đứt quãng nào, nhưng thực sự mỗi một vòng lặp đều là thứ giúp tạo nên một phần của tổng thể hợp nhất.
Sự hy sinh mà nó thể hiện trong suốt quá trình điều chỉnh sắp xếp lại mọi thứ nằm bên trong chúng ta chính là ám chỉ sự thay thế cái tôi cũ của mỗi người bằng một cái tôi khác cao cấp hơn.
Trên bàn có ba khối rắn hình học: một khối tứ diện, một khối cầu và một khối lập phương. Trong Ấn Độ giáo cũng có ba loại không gian:
"Chittakash" - Suy nghĩ và cảm xúc (tứ diện).
"Chidakash" - Ý thức tối cao (hình cầu).
"Bhutakash" - cơ thể vật chất (khối lập phương).
Trong thẻ The World Tyldwick Tarot - Thế Giới trong Tyldwick Tarot, chúng tôi đã tìm thấy Chidakash (dù chỉ là một cách gọi ngắn gọn).
Nó biểu hiện cho việc mọi bức màn ảo tưởng đã được gỡ bỏ xuống.
Và chúng ta sẽ được trải nghiệm không gian bên trong vô tận và rộng lớn mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ thứ gì, kể cả trong suy nghĩ, cảm xúc hay thể chất.
Bạn hãy thử nghĩ về một điểm nhỏ được mở rộng ra ngoài theo mọi hướng và tạo ra một khối hình cầu - không có giới hạn.
Nhưng nếu cố gắng làm điều tương tự vậy với khối tứ diện hay khối lập phương, thì chắc chắn bạn sẽ không cảm nhận được quyền lực của sự tự do rõ ràng như ở khối hình cầu Chidakash.
Đánh giá của chuyên gia nghiên cứu Tyldwick Tarot khác về phần nội dung trên:
Tôi vẫn đang tìm hiểu về các ký hiệu trong Tarot nên không biết về ý nghĩa các biểu tượng chiêm tinh được gán cho những sinh vật này.
Đối với tôi, những hình vẽ trong khuôn đúc hình vương miện này ngay lập tức khiến tôi liên tưởng đến bốn "sinh vật sống" trong sách Khải Huyền.
Tôi đã vô cùng sửng sốt khi tìm thấy hình ảnh này từ một bản thảo tiếng Đức năm 1220 và nhận ra sự giống nhau giữa nó và Le Monde!
Tôi không phải là một thiên tài nghiên cứu, bức ảnh này vô tình được nhìn thấy từ trang Wikipedia trên thẻ bài The World (Link tham khảo: en.wikipedia.org/wiki/The_World_(Tarot_card)).
Có lẽ hơi lạc đề, nhưng tôi muốn chia sẻ điều này vì đây là lần đầu tiên tôi thấy mối tương quan trực tiếp giữa các thiết kế bài tarot truyền thống và tính nghệ thuật độc đáo của bộ bài Tyldwick Tarot.
Liên quan đến lá The World Tyldwick Tarot, những sinh vật này thường được tìm thấy ở phía trên cổng của các nhà thờ thời trung cổ, và thường được mô tả xếp theo đường thẳng trong các nhà thờ La Mã cổ hơn, tương ứng với lối thiết kế bị ảnh hưởng chủ yếu của nền văn hóa Greco - La Mã trong tổng thể bộ bài.
Các hình khối nằm trên bàn mở ra cho tất cả các loại diễn giải khác nhau như: "Hình vuông của vòng tròn" (một biểu tượng kết hợp của cả ba hình dạng khối trên) là một glyph giả kim liên quan đến việc tạo ra viên đá của nhà triết học.
Chúng cũng được sử dụng để minh họa các nguyên tắc của môn võ thuật Aikido:
“Cơ thể nên có hình tam giác, tâm hình tròn. Hình tam giác đại diện cho sự sản sinh ra năng lượng, và cũng là tư thế vật chất ổn định nhất. Hình tròn tượng trưng cho sự thanh thoát và hoàn hảo, là nguồn gốc của những kỹ thuật không giới hạn. Hình vuông là viết tắt của sự vững chắc, là cơ sở của sự kiểm soát được áp dụng. "
-O Sensei
Một ý kiến khác:
Thần Shiva (si-va) có phiên âm Hán Việt là Thấp Bà, là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo, và một khía cạnh của Tam Thần Trimurti.
Phái Shiva của Ấn Độ giáo cũng là một trong ba giáo phái có ảnh hưởng nhất trong Ấn Độ giáo đương đại. Họ xem Shiva là vị Thượng đế tối cao.
Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế.
Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác thì Brahma, Vishnu và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo, hợp lại thành bộ tam thần Trimurti. Trong đó:
Brahma là người sáng tạo.
Vishnu là đấng bảo hộ.
Shiva là hiện thân của sự hủy diệt.
Nhưng ngoài bộ tam thần này thì Shiva cũng chính là hiện thân của tất cả: Sáng tạo và tạo ra một sự khởi đầu mới, đồng thời cũng đảm đương trọng trách bảo quản và tiêu hủy chúng.
Vị thần Shiva còn được gọi bằng rất nhiều tên và hình thức khác nhau.
Phổ biến nhất là hình thức Nataraja (Vua khiêu vũ). Đây là hình thức biểu trưng cho quyền năng tuyệt đối và là biểu hiện hoàn hảo nhất về Thần Shiva.
Nataraja có nguồn gốc từ chữ Phạn, trong đó: “Natya” là khiêu vũ và “Raja” là vua.
Theo Ấn Độ giáo, ở cuối mỗi chu kỳ vũ trụ, Thần Shiva sẽ là Nataraja - Người sẽ thực hiện các vũ điệu thần thánh của mình để hủy diệt vũ trụ cũ không còn sức sống và chuẩn bị cho một quá trình sáng tạo ra một vũ trụ mới.
Hai hình thức phổ biến của khiêu vũ Nataraja là:
Tandava – điệu nhảy dữ dội, bạo lực kết hợp với hủy diệt.
Laysya – khiêu vũ nhẹ nhàng, gắn với tái sinh, sáng tạo.
Laysya được thực hiện sau Tandava, với sự đáp ứng của người phối ngẫu là Nữ thần Parvati.
Thực chất, Tandava và Laysya là hai khuôn mặt (hai bản chất) của thân Shiva - Phá hủy cái cũ để Tái sinh và Sáng tạo ra cái mới.
Những cánh hoa trên vòng nguyệt quế xung quanh tượng Shiva là dogwood (Sơn thù du / Hoa chó đẻ). Theo truyền thuyết thì Dogwood là loại cây đã được chọn để lấy gỗ đóng đinh vào người Chúa Giêsu Kitô.
Tuy nhiên, loại cây này không đồng thuận về hành động độc ác mà nó đã bị những con người xấu xa ép buộc phải làm.
Và do đó, Chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh vào đã nói với nó điều này:
“Bởi vì hối hận và tiếc thương cho sự chịu đựng của tôi, cây Dogwood sẽ không bao giờ được phát triển đủ lớn nữa để phải bị sử dụng như một cây thánh giá.
Từ nay trở đi, cây Dogwood sẽ luôn thanh mảnh, cong và xoắn. Và hoa của Dogwood được phát triển dưới hình dáng hai cánh dài và hai cánh ngắn.
Ở trung tâm của các cạnh ngoài mỗi cánh hoa sẽ có dấu vết in hằn hình móng tay màu nâu với rỉ sét và màu đỏ. Ở giữa của hoa sẽ là một vòng gai. Và tất cả những ai nhìn thấy cây và hoa sẽ nhớ…".
Trong kiến trúc thì ba khối hình học này gồm: hình vuông, hình tròn và hình tam giác. Cả ba đều là những hình học đặc biệt vì tính chất hoàn hảo của nó. Ý nghĩa cụ thể:
Hình vuông tượng trưng cho đất – Cơ thể vật lý.
Hình tròn tượng trưng cho trời – Ý thức cao cấp, ý thức vũ trụ.
Trong Đạo Phật thì hình tam giác tượng trưng cho Tam giới, Sự luân hồi hay Tam bảo. Nó bao gồm: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai.
Còn trong Hindu giáo thì hình tam giác lại tượng trưng cho ba vị thần tối cao. Ngoài ra thì nó cũng tượng trưng cho cảm xúc và tinh thần của con người.
Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để chúng mình có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!