Ngũ Đại Tâm Chú chính là "Năm Đại Tâm Chú" của chư Phật ở Năm Phương có công năng chuyên phá chú thuật của thiên ma ngoại đạo.
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh còn được gọi là Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm có công năng bảo hộ cho những Chúng sinh tu hành với Tâm Chân Chánh!
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh hóa ra một cái lọng trắng khổng lồ vô cùng tinh khiết và sở hữu uy lực cực đại có thể ngăn trừ được tất cả mọi tai nạn hiểm họa khắp Tam Giới cho tất cả Chúng sinh.
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh là gì?
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh còn được gọi là Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, được chư Phật Đảnh Tôn của Phật Bộ (Một trong những pháp thân của Ngài Phật Tỳ Lô Giá Na) đã tuyên trong Đại Hội Thuyết Pháp nên có công năng bảo hộ che chắn cho những Chúng sinh một lòng giữ Tâm chân chánh và trì niệm Thần Chú này.
Hình tượng của Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh là một vị Đại Phật Mẫu vốn được hóa thân từ ánh sáng vô thượng trên đỉnh đầu của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài rất được tôn sùng trong Tạng Mật và có tên gọi là Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu (Tôn Thắng Phật Mẫu, Thiên Thủ Thiên Diện Bạch Tản Cái Phật Mẫu, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát,...).
Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu có đại pháp lực ngăn chặn mọi tai chướng. Và Thần Chú của Ngài có Tam Muội Da Hình (Tam Ma Da Hình; Tam Hình) là một cái lọng trắng khổng lồ vô cùng tinh khiết thanh sạch sở hữu đại pháp lực có thể ngăn chặn được tất cả mọi tai nạn hiểm họa khắp Tam Giới cho tất cả Chúng sinh. Nguồn gốc sản sinh ra Tâm Chú này được cho là xuất phát từ tình yêu thương và lòng từ bi vô hạn của Chư Phật đối với tất cả Chúng sinh.
Một khi Tâm Chú Bạch Tản Cái trong Chú Lăng Nghiêm không còn được ai trì tụng nữa thì cũng sẽ giống như Ngũ Phương Phật (Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phật, Ngũ Trí Phật) không còn tồn tại. Và từ đó, Ngũ Đại Ma Quân sẽ ngày đêm tung hoành rộng khắp mọi nơi vì không còn bất cứ thứ gì trên đời này có thể khiến chúng kiêng nể hết.
Mối liên hệ giữa Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm và Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni?
Theo bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi nhận thì Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni cũng thường được gọi là Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú.
Còn theo Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm thì Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh chính là Phật Đảnh Tâm Chú (Tức Tâm Chú của tất cả các loại Thần Chú).
Theo ý kiến riêng của Tailieutarot.com thông qua quá trình nghiên cứu rất nhiều tư liệu sử sách đã được ghi chép từ trước thì có thể đưa ra kết luận: Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm cũng chính là Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni.
Nói một cách đơn giản dễ hiểu hơn là: Tâm Chú Lăng Nghiêm cũng chính là Tâm Chú Đại Bạch Tản Cái.
Lợi ích của việc trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái
Dựa theo các thông tin căn bản cốt lõi thì Pháp của Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni chuyên về Pháp Tức Tại (Santika). Đây chính là một trong bốn pháp tu hành của Mật Tông nhằm đem lại bốn lợi ích là: Bình định tại họa; Tiêu trừ tai họa; Phương pháp tĩnh tâm và Phương pháp im lặng. Pháp này có công năng giúp ngăn ngừa và trị dứt điểm mọi tai họa, từ đó giúp hành giả giải trừ hết Nội Chướng - Ngoại Chướng rồi mau chóng thực chứng Giải Thoát.
Uy lực của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Nhất Tự Đỉnh Luân Vương Kinh có ghi: “Lúc bấy giờ Đức Phật Thích Ca hiện thân thành Phật Đảnh Tôn Thắng (Phật Đỉnh Vương) còn phía trên đỉnh nhục khấu của ngài có che một cái lọng trắng. Lúc bấy giờ, toàn thân Ngài trông giống như một chiếc lọng trắng khổng lồ bao trùm lên hết Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này. Hình tượng này cũng biểu thị cho việc chư Phật dùng Tĩnh Đức của Phật che chở bảo vệ Chúng sinh!
Dịch nghĩa Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh theo phiên âm Phạn - Việt:
- Sitatapatra Usnisa hoặc Usnisa Sitatapatra.
Chi tiết: Bạch Tản Phật Đỉnh; Tản Cái Phật Đỉnh; Tản Phật Đỉnh; Bạch Tản Cái Phật Đỉnh.
Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh theo phiên âm Hán - Việt:
- Ô Sắc Ni Sa; Tát Đát Đa Bát Đát La.
Chi tiết:
- Ô Sắc Ni Sa (Còn được đọc là Ô Sắt Nị Sa): Cụm từ này có nghĩa là Nhục Khấu (Nhục kháo; Nhục kế; Khối u trên đỉnh đầu Phật; Quý tướng của Phật; Biểu tượng của người đã Giác Ngộ).
- Tát Đát Đa (Còn được đọc là Tất Đạt Đa): Cụm từ này vừa có nghĩa là Đấng Giác Ngộ (Hay người thành đạt mọi nguyện vọng) vừa có nghĩa là tên gọi của Ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Chư Phật Thích Ca Mâu Ni; Ngài Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni).
- Bát (Còn được đọc là Bất): Từ này có nghĩa là Bất (Không).
- Đát (Còn được đọc là Đát): Từ này có nghĩa là Tạng Tánh.
- La (Còn được đọc là Lãm hoặc Lạm): Từ này có nghĩa là Đốt cháy sạch các bụi nhơ (Hay Ngọn lửa của trí tuệ giúp diệt hết mọi phiền não) trong Tâm. Trong Mật Giáo, các hành giả cũng thường quán tưởng chữ Lãm để Tâm trở nên thanh tịnh trước khi tiến hành Kết Ấn và Tụng Chân Ngôn.
Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh:
- Bạch Tản Cái Phật Đảnh.
Chi tiết:
- Bạch: Từ này có nghĩa là Màu trắng, biểu thị cho Tâm thanh tịnh thuần khiết.
- Tản Cái: Cụm từ này có nghĩa là Cái lọng, biểu thị cho sự che chở bảo vệ.
- Phật Đảnh: Cụm từ này có nghĩa là Nhục Khấu, biểu thị cho chư Phật.
Nội dung dịch nghĩa Tiếng Việt của toàn bộ bài Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh là: Cái lọng màu trắng trên Nhục Khấu của Bậc Giác Ngộ toàn năng.
Giải nghĩa chi tiết Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh:
Toàn bộ bài Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh là: Chiếc lọng báu của Bậc Giác Ngộ Toàn Năng Toàn Giác sẽ xuất hiện che chở cho những Chúng sinh có tâm chơn chánh thuần khiết chịu tu tập hành pháp trước mọi tai ương. Tức là chỉ cần trì tụng Thần Chú này với Tâm Thanh Tịnh thì hành giả sẽ có cơ hội nhận được sự bảo hộ che chở khỏi mọi kiếp nạn từ Chư Phật.
Trong đó:
- Hình tượng chiếc lọng với công năng bao trùm bảo vệ khỏi mọi tai nạn chính là biểu trưng cho sự hộ trì của chư Phật;
- Màu trắng biểu trưng cho tấm lòng từ bi thanh khiết trong sạch;
- Công năng của chiếc lọng này khởi tạo từ lòng từ bi của Đức Phật Đảnh Tôn và Ngài đã dùng Tĩnh Đức đủ sức che trùm toàn bộ Tam Giới này để bảo vệ Chúng sanh.
- Còn Phật Đảnh Tôn chính là Bậc Giác Ngộ toàn năng đã tuyên thuyết ra Tâm Chú này.
Phật Đảnh Tôn Thắng là ai?
Danh xưng Phật Đảnh Tôn Thắng được dịch ra có ý nghĩa là:
- Tiếng Phạn: Ekaksara Buddhosnisa Cakra.
- Dịch nghĩa Tiếng Việt phiên âm Phạn - Việt: Ế Ca Khất Sa La (Nhất Tự) Bột Đà Ô Sắt Ni Sá (Phật Đỉnh) Chước Cật La (Luân).
- Dịch nghĩa Tiếng Việt: Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh, Nhất Tự Đỉnh Luân Vương, Kim Luân Phật Đỉnh Vương, Đại Kim Luân Minh Vương, Nhất Tự Phật Đỉnh Luân Vương,...
Theo Mật Giáo thì trong quá trình nhập Tam Ma Địa (Chánh định) của mình, Đức Đại Nhật Như Lai (Vị Phật tối thượng nhất) đã tuyên thuyết ra Phật Bộ. Phật Bộ đại diện cho những Uẩn đã được Tịnh Hóa của Đức Phật. Trong đó:
- Có tất cả năm Uẩn, tương đương với việc có năm Phật Bộ.
- Mỗi Phật Bộ như vậy sẽ bao gồm một Thần Chú (Chân Ngôn) khác nhau.
- Có tất cả năm Phật Bộ, tương đương với việc có Ngũ Bộ Thần Chú.
- Mỗi Thần Chú sẽ có một chư Phật Đảnh Tôn Thắng (Đức Phật Trung Tâm).
- Có tất cả Ngũ Bộ Thần Chú (Ngũ Bộ Chân Ngôn), tương đương với việc sẽ có tổng cộng Ngũ Phật Đảnh Tôn Thắng (Ngũ Phật Đỉnh).
Còn trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La thì Ngũ Đỉnh Phật này là một trong số chư vị của Viện Thích Ca, biểu thị cho ngũ Trí và công đức Vô Kiến Đỉnh Tướng của Đức Thích Ca Như Lai (Tướng nhục kế không thể thấy biết của Như Lai).
Mỗi vị Phật Đảnh Tôn Thắng đều là mỗi vị Phật Vương rất ư thù thắng (Bậc Giác Ngộ tối thượng sở hữu rất nhiều những phẩm chất cao siêu tuyệt diệu và vô cùng quý giá hiếm có khó tìm) trong số tất cả các Đức Phật hiện tiền. Chúng ta có thể hiểu theo cách đơn giản là: Mỗi một vị Phật Đảnh Tôn Thắng là Tôn Tượng (một dạng nhân cách hóa) của mỗi một Bộ Thần Chú do chính Đức Phật đã tuyên ra trong quá trình nhập định của mình.
Và mỗi một vị Phật Đảnh Tôn Thắng đều được ví như một bậc Chuyển Luân Thánh Vương đã đạt mọi thành tựu Kim Luân (Thân thể xuất hiện biểu tượng của sự Giác Ngộ) tối cao nhất và giúp Ngài trở thành Chúa Tể thống lãnh hết thiên hạ khắp bốn phương. Do đó: Tôn Thắng còn được gọi là Nhất Tự Kim Luân.
Tầm quan trọng của của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Đây là Pháp do chính chư Phật Đảnh Tôn của Phật Bộ đã tuyên thuyết, mà Ngài vốn được mệnh danh là một chư vị Như Lai Mật Nhân (Tức Bậc Giác Ngộ đã đạt đến trạng thái hoàn hảo). Ngài chính là Bậc đã đắc cái Liễu Nghĩa của Tu Chứng (Giác Ngộ một cách toàn diện tuyệt đối, đến mức không còn Pháp gì để hay Chứng nữa). Chi tiết:
- Pháp giới hư không;
- Rốt ráo vắng lặng;
- Xưa chưa từng sanh;
- Nên nay không sanh;
- Chẳng sanh chẳng diệt;
- Gọi là tịch diệt.
Và vì Tâm Chú này là pháp của Ngài nên công lực tất nhiên không thể nghĩ bàn. Do đó, Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh này nhiếp nhục được Ngũ Đại Ma Quân.
Tôn tượng của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Tương tự như việc Phật Đảnh Tôn Thắng là Tôn Tượng (dạng nhân cách hóa) của Thần Chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni mà Đức Đại Nhật Như Lai đã tuyên trước Pháp Hội, thì chư vị Bồ Tát này cũng chính là hình tượng nhân hoá của Thần Chú do Ngài Phật Đảnh Tôn thệ nguyện mà ra.
Có thể nói: Vị Bồ Tát này chính là Tôn Tượng của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh.
Ngài chính là Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Và Ngài thường xuất hiện với nhiều hình tượng khác nhau như: Một mặt hai cánh tay; Ba mặt sáu cánh tay và Nghìn mặt nghìn cánh tay (Thiên Thủ Thiên Diện Bạch Tản Cái Phật Mẫu).
Ngài Tu theo pháp môn Vô Lượng Nghĩa (Vô Lượng Pháp, Vô Tướng Pháp). Pháp này tức là: Tuy là vô tướng như thế, nhưng vô tướng chẳng rời khỏi tướng và tướng chẳng rời khỏi vô tướng, nên gọi là Thật Tướng.
Khi một Đại Bồ Tát đã an trụ trong Thật Tướng thì lòng từ bi phát khởi của họ là chân thật và không hư dối. Do đó, Ngài hoàn toàn có thể bạt trừ tất cả những khổ đau của Chúng sanh. Và sau khi đã cứu họ ra khỏi thống khổ xong thì chư vị Bồ Tát này sẽ thuyết Pháp để khiến các chúng sanh thọ hưởng vui sướng.
Mật hiệu của Ngài là Dị Tướng Kim Cương. Do đó, Ngài cũng chính là chư vị Kim Cang Đỉnh Kế Đại Hồi Già Mẫu thường xuất hiện với hình tượng Nghìn mặt nghìn mắt nghìn tay nghìn chân cùng hàng vạn tướng thân rực cháy vô cùng lớn lao và vĩ đại. Ngài chính là một vị Phật Mẫu nắm giữ tất cả Chúng sinh trong Tam Giới.
Thiên Thủ Thiên Diện Bạch Tản Cái Phật Mẫu sở hữu công năng với uy lực cực đại có thể phóng ra luồng ánh sáng bao phủ tất cả mọi Chúng sinh. Và Tam Muội Da Hình của Ngài chính là một chiếc lọng lớn có công năng vô cùng vĩ đại. Cũng chính vì vậy mà Ngài được gọi là Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Hình tượng tàn lọng từ bi màu nhiệm này cũng chính là Chủng Tử của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh.
Chủng tử (Cốt lõi phát sinh ra Giáo Pháp Chân Ngôn này, bao gồm luôn cả Sắc Pháp lẫn Tâm Pháp) của Ngài Dị Tướng Kim Cương chính là Lam. Lam tức là thứ ánh sáng trí tuệ có thể bao trùm lấy toàn bộ pháp giới và biểu thị cho Bản Nguyện dùng tàn lọng Từ Bi màu trắng tươi này để che chở bảo vệ cho chúng sinh.
Và tất cả những công năng mà Tâm Chú này mang lại chính là căn cứ biểu trưng cho lời thệ nguyện của chư Phật Đảnh Tôn vì lòng từ bi nên đã tuyên ra trước Pháp Hội: Pháp này sẽ bao trùm, bảo bọc và che chở trước mọi tai ách cho tất cả những Chúng sinh nào chịu quy theo Chánh Đạo.
Hình tượng chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Khi có người tín tâm trì tụng Thần Chú thì nếu may mắn đủ cơ duyên sẽ được vị Bồ Tát này theo đó xuất hiện để mà hộ trì. Có thuyết đã mô tả tướng mạo của Ngài như sau:
- Chư vị Bồ Tát này có dung mạo vô cùng đoan chính trang nghiêm, toàn thân màu vàng.
- Ngài ngồi trong tư thế kiết già trên một đài sen có màu đỏ.
- Tay bên trái của ngài cầm một bông hoa sen và phía trên của nó chính là cái lọng che màu trắng.
- Cánh tay bên phải của Ngài hơi gập lại để nâng phần bàn tay lên tầm ngang vai và giữ nguyên tư thế ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ để Kết Ấn.
- Tam Muội Da Hình của Tâm Chú này chính là cái lọng che màu trắng tinh tươm đặt phía trên hoa sen mà chư vị Bồ Tát này đang cầm trong tay.
Ý nghĩa màu sắc chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
- Màu trắng: Tượng trưng cho tâm thanh tịnh rốt ráo dùng để tu Tịch Tại Pháp (Pháp tu giúp làm chủ tất cả các pháp và thong dong tự tại với mọi sự mọi việc trên đời).
- Màu vàng: Tượng trưng cho Phước Đức dồi dào dùng để tu Bố Sắc Trí Ca Pháp / Tăng Ích Pháp (Pháp tu giúp mọi thành tựu được viên mãn và mau chóng đắc Quả Vô Thượng Bồ Đề).
- Màu đỏ: Tượng trưng cho Uy Đức dũng mãnh dùng để tu Giáng Phục (Pháp tu giúp chiết phục giới ác đạo hoặc điều phục người ác tâm).
Lợi ích khi trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh thường xuyên
Nếu bạn một lòng tín Phật và tiến hành trì niệm Tâm Chú này sẽ có cơ hội đắc được chư Phật chư Bồ Tát phóng hào quang gia bị hoặc giúp hàng phục Thiên Ma Ngoại Đạo. Mỗi khi trì tụng Thần Chú Bạch Tản Cái thì sẽ có đủ thứ hương hoa mây ngàn xuất hiện và chủ yếu tập trung nằm bên trong một chiếc Lọng báu lớn lơ lửng ngay trên đầu hành giả!
Chiếc Lọng hoa này chính một là báu vật có công năng che và chở bảo hộ vạn vật. Chiếc Lọng báu này thường hộ trì ngay phía trên đầu của người trì tụng, khiến họ đắc được tự tại khoái lạc, cát tường như ý, tiêu trừ nghiệp chướng và phá giải mọi tai ương.
Kích thước của Lọng báu sẽ biến hoá to hay nhỏ tùy theo công đức thực tế của mỗi quý vị khi hành pháp, cụ thể:
- Nếu công đức lớn: Thì Lọng vô cùng to lớn và mọi tai hoạ trong bán kính ngàn dặm đều sẽ bị chiếc Lọng khổng lồ này triệt phá.
- Nếu công đức nhỏ: Thì Lọng chỉ đủ che đầu thì sự bảo hộ bạn nhận được cũng sẽ nằm trong phạm vi giới hạn đó mà thôi.
Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để chúng mình có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!