13 Tháng Một, 2025

Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Chú Chuẩn Đề (Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề) rất nổi tiếng trong Phật Giáo, giúp khai mở trí tuệ Bát Nhã và mang lại nhiều lợi lạc vô biên.

Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề
Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Phật Mẫu Chuẩn Đề vì thương tưởng đến những Chúng sanh phước mỏng nghiệp dày gặp vô số khổ nạn trong thời mạt Pháp vị lai nên đã vào Định Chuẩn Đề Tam Muội rồi tuyên thuyết Thần Chú Chuẩn Đề Đà La Ni đối trước Phật. Ngài phát nguyện: Sẽ hộ trì Chánh pháp giúp giải trừ các Hoặc nghiệp khổ và ủng hộ những Chúng Sanh biết tu tập theo Pháp Thức Thực Hành Tam Muội Chuẩn Đề đạt thành tựu!

Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt - Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt - Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề
Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt - Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề
  1. Khể thủ quy y Tô Tất Đế;
  2. Đầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi;
  3. Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề;
  4. Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
  5. Nam Mô tát đa nẩm;
  6. Tam miệu tam bồ đà;
  7. Câu tri nẩm. Đác điệc tha:
  8. Án; Chiết lệ, chủ lệ; Chuẩn Đề; Ta bà ha.

Nghi thức trì tụng Chú Chuẩn Đề - Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề chi tiết đầy đủ nhất

1. Tề chỉnh thân

Thay quần áo gọn gàng tươm tất sạch sẽ.

Rửa mặt thì niệm Chú: An lam sa ha (3 lần)

Rửa tay thì niệm Chú: An chu ca ba du sa ha (3 lần)

Súc miệng thì niệm Chú: An ham an han sa ha (3 lần)

Chú ý: Cần phải trì Chú thì sự rửa mới được toàn sạch. Móng tay móng chân phải cắt ngắn và cạy sạch ghét bẩn. Nếu bạn mặc quần dài thì hai ống quần nên buộc kỹ tránh vướng víu, còn mặc quần đùi thì nịt kỹ phần hạ bộ. Không mang giày / dép / guốc đi bên ngoài vào Phật điện.

Tiếp theo mới bước đến trước Phật đài để làm Lễ niệm.

2. Kệ dâng hương

Thắp ba nén hương rồi lạy 3 lạy, vừa lạy vừa niệm:

  • Giới hương, Định hương, dữ Huệ hương;
  • Giải thoát, giải thoát, Tri Kiến hương.
  • Quang minh vân đài biến Pháp giới,
  • Cúng dường Tam Bảo khắp mười phương.

Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần) (1 lễ)

2.1. Cách Lễ Phật

Đầu tiên, chúng ta bước chân dang ra một chút sao cho hai chân rộng bằng vai. Chắp hai tay giữa ngực, các ngón tay khép kín chặt lại và lòng bàn tay phải chạm vào nhau. Luôn hướng mắt nhìn thẳng về phía trước hoặc ngước lên nhìn hình tượng Phật trên bàn thờ và giữ lưng thẳng. Các bước tiếp theo:

  • Bước 1: Đưa hai tay từ trước ngực lên trước mặt và hướng theo góc chéo sao cho đầu hai ngón tay cái chạm vào phần nhân trung ở giữa hai chân mày. Đầu và cổ hơi cúi nhẹ xuống phía trước một chút chứ không cần thấp quá.
  • Bước 2: Đưa hai tay từ trên mặt xuống trước ngực.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng khuỵu chân xuống sao cho đầu gối chạm đất và hai chân duỗi thẳng hướng ra phía sau tạo thành tư thế quỳ đứng.
  • Bước 4: Hạ phần thân trên ngồi đè lên hai chân sao cho mông chạm được vào gót tạo thành tư thế quỳ ngồi.
  • Bước 5: Cúi lạy bằng cách từ từ hạ thấp toàn bộ phần thân trên và đầu xuống sao cho trán chạm được đất. Tiếp đến tách rời hai tay ra và để lòng bàn tay úp sấp đặt sát đầu. Cả lòng bàn tay lẫn khuỷu tay đều phải chạm đất.
  • Bước 6: Từ từ nhấc toàn bộ phần thân lên và hai tay buông thẳng.
  • Bước 7: Nhấc hai đầu gối lên, hai bàn chân co lại và đẩy người ra phía sau sao cho mông chạm vào gót tạo thành tư thế quỳ ngồi. Để hai tay buông thẳng dọc theo người. Giữ yên toàn bộ thân người ở trạng thái cân bằng.
  • Bước 8: Từ từ nhón đứng dậy, hai tay chắp sát lại vào nhau và nâng lên vị trí chính giữa ngực. Hai chân đứng thẳng rộng bằng vai và gót chạm đất. Lưng giữ thẳng và mắt nhìn ra phía trước hoặc hướng về phía hình tượng Phật trên bàn thờ. Đầu và cổ hơi cúi xuống.

Sau khi Lễ một Lễ xong thì chúng ta sẽ xoay nhẹ phần cổ tay để hướng toàn bộ phần bàn tay xuống phía dưới rồi nâng lên lại tạo thành tư thế Xá một Xá. Trong trường hợp Lễ từ hai Lễ trở lên thì chúng ta không cần Xá trong mỗi Lễ mà chỉ Xá sau khi đã hoành thành xong Lễ cuối cùng.

3. Phả Lễ Tam Bảo

Sau khi cắm hương vào lư thì niệm Chú: Án phạ nhật la vật (3 lần) (3 lễ)

Trong khi Lễ mỗi Lễ sẽ xướng rằng:

Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Giới Nhất Thiết Chư Phật (1 lạy)

Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Giới Nhất Thiết Tôn Pháp (1 lạy)

Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Giới Nhất Thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy)

4. Kệ Thỉnh chuông

Đánh một hồi chuông dài và điểm 3 tiếng chót rồi niệm:

  • Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
  • Thiết vi u ám tất giai văn.
  • Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
  • Nhứt thiết chúng sanh thành Chánh giác. (Gõ chuông)
  • Văn chung thinh phiền não khinh;
  • Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh;
  • Ly địa ngục, xuất hỏa khanh;
  • Nguyện thành Phật, độ Chúng sanh. (Gõ chuông)

Án Già Ra Đế Gia Sa Ba Ha (3 lần) (Gõ chuông)

5. Kim Cương Tọa
  • Toàn già: Ngồi xếp bằng lại sao cho toàn bộ phần cẳng và bàn chân bên trái gác lên trên đầu gối phải còn toàn bộ phần cẳng và bàn chân bên phải gác lên trên đầu gối trái.
  • Bán già: Có 2 cách:
    • Chân bên phải gác lên trên đầu gối trái, gọi là "Hàng Ma Tọa".
    • Chân bên trái gác lên trên đầu gối phải, gọi là "Cát Tường Tọa".
6. Kết Ấn Tam Muội
Cách Bắt Ấn Tam Muội
Cách Bắt Ấn Tam Muội

Hướng dẫn chi tiết cách Bắt Ấn Tam Muội:

  • Bước 1: Hai bàn tay đều tiến hành Kết Ấn Tam Muội.
  • Bước 2: Đưa hai bàn tay tiến lại gần nhau sao cho các đầu ngón tay đều được đối xứng.
  • Bước 3: Để hai ngón tay cái chạm vào nhau và xếp những ngón tay còn lại nằm chồng lên theo thứ tự xen kẽ.
  • Bước 4: Tiến hành ngồi trì tụng ít nhất 5 biến Chú Đại Bi với hai bàn tay đã Kết Ấn để ngửa và đặt lên phần thân dưới của cơ thể ở chỗ phía trên hai bắp đùi gần đầu gối.

Tuy nhiên, nếu bạn đã tiến hành Thủ Ấn thì cần phải nhớ Xả Ấn để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.

7. Ngồi tề chỉnh

Giữ thân cho ngay ngắn, tâm cho an tĩnh, giữ nguyên Ấn Tam Muội và mắt hướng về phía hình tượng chư Phật trên bàn thờ.

8. Chí Tâm tưởng chữ Lãm

Hãy tưởng tượng ngay trên đỉnh đầu có một chữ "Lãm" tròn vành sáng chói như mặt trăng ngày rằm chiếu thẳng xuống người mình giúp làm tan biến đi hết mọi nghiệp chướng. Cứ giữ yên tâm tưởng trong trạng thái đó khoảng một lúc và cố gắng đừng để luồng suy nghĩ bị thổi tán loạn đi mất.

9. Xả Ấn Tam Muội

Hướng dẫn chi tiết cách Xả Ấn Tam Muội:

  • Khi Kết Ấn tức là bạn đang tạo ra mối liên kết với các Đấng Bề trên nên phải tuyệt đối tôn kính.
  • Khi chắp tay lạy Phật (Phổ Lễ Ấn) cũng được xem là có tác dụng tương tự như Kết Ấn.
  • Sau khi đã Kết Ấn thì cần phải Xả Ấn để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.
  • Xả Ấn chính là Bổn Ấn Phụng Tống Bản Tôn trong Khoá Đàn Pháp (Theo nghĩa vô vi là bạn đang làm Lễ Phụng Tống các chư vị hộ trì cho mình trong suốt quá trình tu tập tụng Kinh trì Chú từ nãy đến giờ).
  • Khi Xả Ấn thì bạn cần phải dùng tay đang Thủ Ấn vuốt ngược lên đầu từ phía trước lên trên đỉnh rồi đến chỗ ôm sát gáy và cuối cùng là tách rời hai bàn tay ra để Xả.
10. Kết Ấn Kim Cang Quyền

Hướng dẫn chi tiết cách Kết Ấn Kim Cang Quyền:

  • Quán Niệm hơi thở: Làm thật chậm động tác hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. (7 lần)
  • Kết Ấn Kim Cang Quyền: Đầu tiên, chúng ta đưa ngón cái đặt vào phần gốc của ngón áp út rồi dùng bốn ngón tay còn lại nắm vào sao cho bao hết toàn bộ ngón cái. Lưu ý là chỉ nên dùng lực nắm tay vừa đủ, không nên bóp quá chặt hoặc thả ra quá lỏng.

Tuy nhiên, nếu bạn đã tiến hành Thủ Ấn thì cần phải nhớ Xả Ấn để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.

11. Trì tụng

Bạn có thể tùy ý lựa chọn một trong hai cách:

  • Cách 1: Dùng tay trái để kết Ấn Kim Cang Quyền còn tay phải cầm tràng hạt.
  • Cách 2: Dùng cả hai tay kết Ấn Kim Cang Quyền.

Sau đó bắt đầu tiến hành trì tụng:

Tịnh Pháp giới Chân Ngôn: Án Lam (108 lần)

Hộ Thân Chân Ngôn: Án Xỉ Lâm (108 lần)

Lục tự Đại minh Chân Ngôn: Om Mani Padme Hum (108 lần) / Án, ma ni bát minh hồng (108 lần)

12. Xả Ấn Kim Cang Quyền

Hướng dẫn chi tiết cách Xả Ấn Kim Cang Quyền:

  • Khi Kết Ấn tức là bạn đang tạo ra mối liên kết với các Đấng Bề trên nên phải tuyệt đối tôn kính.
  • Khi chắp tay lạy Phật (Phổ Lễ Ấn) cũng được xem là có tác dụng tương tự như Kết Ấn.
  • Sau khi đã Kết Ấn thì cần phải Xả Ấn để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.
  • Xả Ấn chính là Bổn Ấn Phụng Tống Bản Tôn trong Khoá Đàn Pháp (Theo nghĩa vô vi là bạn đang làm Lễ Phụng Tống các chư vị hộ trì cho mình trong suốt quá trình tu tập tụng Kinh trì Chú từ nãy đến giờ).
  • Khi Xả Ấn thì bạn hãy dùng tay đang Kết Ấn Kim Cang Quyền vuốt ngược lên đầu từ phía trước lên trên đỉnh rồi đến chỗ ôm sát gáy 3 cái và cuối cùng là thả lỏng bàn tay ra để Xả.
13. Kệ cầu gia hộ
  • Cúi đầu quy kính pháp viên thành.
  • Đỉnh lễ đủ bảy trăm Đức Phật.
  • Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.
  • Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ.
14. Kế xướng

Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ tát (3 lễ)

15. Kết Ấn Chuẩn Đề

Bạn có thể lựa chọn ngồi xuống trong tư thế Toàn già hoặc Bán già rồi mới tiến hành Kết Ấn Chuẩn Đề. Đây cũng là một trong những Ấn Pháp sở hữu công năng vi diệu và được sử dụng rất nhiều cho mục đích trị bệnh.

Hướng dẫn chi tiết cách Kết Ấn Chuẩn Đề:

  • Bước 1: Đặt hai bàn tay áp lại gần nhau.
  • Bước 2: Bắt chéo hai ngón áp út và ngón út của hai bàn tay sao cho mặt trong của bốn ngón đan xen vào nhau. Phần mặt trong của ngón áp út và ngón út bên tay phải sẽ đè lên trên phần mặt trong của ngón áp út và ngón út bên tay trái.
  • Bước 3: Để hai ngón giữa của hai bàn tay chạm vào nhau tạo thành một hình tam giác.
  • Bước 4: Hai ngón trỏ hơi gập lại và để phần mặt trong của chúng kẹp sát vào phần mặt trên của hai ngón giữa . Tư thế này tạo thành một hình tương đối giống mũi tên có đầu nhọn nhô ra hai bên.
  • Bước 5: Dùng phần mặt trong của hai ngón cái đè lên trên hai ngón áp út. Tiếp đến dùng hai ngón giữa kẹp phần bên hông của hai ngón cái sao cho sát lại với nhau ngay tại khu vực đáy hình tam giác bên trên.
  • Bước 6: Đặt hai tay đang Kết Ấn Chuẩn Đề trước ngực nhưng không được chạm vào ngực và xoay theo chiều hướng lên trên.

Tuy nhiên, nếu bạn đã tiến hành Thủ Ấn thì cần phải nhớ Xả Ấn để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.

16. Lưu ý trước khi trì Chú Chuẩn Đề

Nếu bạn không thể thực hiện Kết Ấn Chuẩn Đề thì có thể lựa chọn Kết Ấn Kim Cang Quyền như trên để thay thế cũng được rồi tiến hành trì Chú Chuẩn Đề.

17. Chuẩn Đề Chân Ngôn
  • Nam Mô tát đa nẩm;
  • Tam miệu tam bồ đà;
  • Câu tri nẩm. Đác điệc tha:
  • Án; Chiết lệ, chủ lệ. Chuẩn Đề:
  • Nguyện tiêu tai chướng;
  • Nguyện giáng cát tường;
  • Nguyệt trưởng thiện căn;
  • Nguyện sinh Tịnh độ,
  • Sa bà ha, bộ lâm (21 lần)
18. Chí Tâm tưởng chữ Lãm

Hãy tưởng tượng ngay trên đỉnh đầu có một chữ "Lãm" tròn vành sáng chói như mặt trăng ngày rằm chiếu thẳng xuống người mình giúp làm tan biến đi hết mọi nghiệp chướng. Cứ giữ yên tâm tưởng trong trạng thái đó khoảng một lúc và cố gắng đừng để luồng suy nghĩ bị thổi tán loạn đi mất.

19. Chí Tâm tưởng đủ 9 chữ

Nếu bạn đã tinh tấn thực hành toàn bộ các bước quy trình hành trì Chú Chuẩn Đề suốt 49 ngày thì hãy tiếp tục tưởng thêm chín chữ còn lại trong Ngũ Bộ Thần Chú. Đó là những chữ:

  • Án
  • Chiết
  • Lệ
  • Chủ
  • Lệ
  • Chuẩn
  • Đề
  • Ta Bà (Ta Phạ)
  • Ha

Chín chữ tiếng Phạn (Thánh Phạn Tự) này được cho chính là nguồn gốc để sinh ra ra tất cả những chữ còn lại nên được gọi là Tự Mẫu. Đây là chín chữ đầu tiên (chủng tử) được dùng để dẫn sanh nghĩa và nhiếp trì nghĩa vào rồi tạo thành tất cả các chữ khác sau này (sơ hữu quán trí).

Tương truyền rằng: Nếu ai tìm hiểu được hết bí mật ẩn sau chín chữ Thánh (Án tự môn) này và đồng thời ngộ ra chân lý Vạn Pháp bất sinh bất diệt thì sẽ đắc được được Vô Tận Pháp Tạng của chư Phật. Rồi căn cứ dựa theo triết lý tối thượng đó như một phương tiện tu tập đúng đắn giúp chúng ta nhanh chóng mở ra con đường dẫn đến sự Giác Ngộ!

20. Tâm Chú Chuẩn Đề

Án, Chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, Sa Bà Ha, Bộ Lâm (108 lần)

21. Xả Ấn Chuẩn Đề

Hướng dẫn chi tiết cách Xả Ấn Chuẩn Đề:

  • Khi Kết Ấn tức là bạn đang tạo ra mối liên kết với các Đấng Bề trên nên phải tuyệt đối tôn kính.
  • Khi chắp tay lạy Phật (Phổ Lễ Ấn) cũng được xem là có tác dụng tương tự như Kết Ấn.
  • Sau khi đã Kết Ấn thì cần phải Xả Ấn để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.
  • Xả Ấn chính là Bổn Ấn Phụng Tống Bản Tôn trong Khoá Đàn Pháp (Theo nghĩa vô vi là bạn đang làm Lễ Phụng Tống các chư vị hộ trì cho mình trong suốt quá trình tu tập tụng Kinh trì Chú từ nãy đến giờ).
  • Khi Xả Ấn thì bạn cần phải dùng tay đang Thủ Ấn Chuẩn Đề vuốt ngược lên đầu từ phía trước lên trên đỉnh rồi đến chỗ ôm sát gáy và cuối cùng là tách rời hai bàn tay ra để Xả.
22. Lưu ý sau khi trì Chú Chuẩn Đề

Nếu bạn lựa chọn Kết Ấn Kim Cang Quyền thay cho Kết Ấn Chuẩn Đề trong lúc trì Chú Chuẩn Đề thì cũng cần phải Xả Ấn Kim Cang Quyền như trên để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.

Tiếp đến dùng tay phải rồi tiến hành Kết Ấn Kim Cang Quyền để dùng làm phép xua đuổi tà ma.

23. Kết Ấn Kim Cang Quyền

Hướng dẫn chi tiết cách Kết Ấn Kim Cang Quyền:

  • Quán Niệm hơi thở: Làm thật chậm động tác hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. (7 lần)
  • Kết Ấn Kim Cang Quyền: Đầu tiên, chúng ta đưa ngón cái đặt vào phần gốc của ngón áp út rồi dùng bốn ngón tay còn lại nắm vào sao cho bao hết toàn bộ ngón cái. Lưu ý là chỉ nên dùng lực nắm tay vừa đủ, không nên bóp quá chặt hoặc thả ra quá lỏng.

Tuy nhiên, nếu bạn đã tiến hành Thủ Ấn thì cần phải nhớ Xả Ấn để hoàn tất quá trình Nhập Định của mình.

24. Làm Phép xua đuổi tà ma với Ấn Kim Cang Quyền

Để làm phép xua đuổi tà ma thì chúng ta dùng tay đang Kết Ấn Kim Cang Quyền rồi lần lượt chỉ Ấn vào 5 vị trí trên người theo thứ tự:

  • Trán.
  • Vai bên trái.
  • Vai bên phải.
  • Ngang ngực.
  • Yết hầu.

Miệng liên tục đọc “Hồng, hồng, hồng, hồng, hồng” trong suốt quá trình chỉ Ấn Kim Cang Quyền vào đủ hết 5 chỗ bên trên rồi mới tiến hành Xả Ấn.

Xong đứng dậy vừa Lễ vừa xướng: Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát (3 lần) (3 lễ)

25. Kệ phát nguyện
  • Con nay trì chú Chuẩn Đề;
  • Lạy xin Phật Mẫu phù trì xót thương;
  • Tiêu trừ bệnh tật tai ương;
  • Toàn gia, Toàn quốc ninh khang thịnh cường;
  • Thiện tăng trí tuệ mở mang;
  • Phúc sinh tội diệt, nghiệp oan đoạn trừ;
  • Mai sau chứng Quả Bồ Đề;
  • Tràng phan nguyện Phật tiếp về Tây phương;
  • Thân vàng ngọc tướng đoan nghiêm;
  • Hào quang chiếu sáng hương thiên ngạt ngào;
  • Nguyện xin độ khắp muôn loài;
  • Đồng đăng giác ngạn đời đời tiêu dao.

Cúi xin Tam Bảo chứng minh, Oai thần chiếu giám ủng hộ cho con và trong gia đình, cùng người tộc thuộc khắp cả chúng sinh, lúc hiện sống này, khỏi tai khỏi bệnh, ma tặc mất tích, duyên phúc đủ đều. Nhà nhà được chữ đoàn viên, xứ xứ an phần lợi lạc. Đời này kiếp khác, gieo giống Bồ Đề, cùng thoát sông mê, đều về cõi Phật.

26. Chú Vãng Sanh
  • Nam Mô Tây Phương Cực lạc Thế giới;
  • Tam Thập Lục Vạn Ức;
  • Nhất Thập Nhất Vạn;
  • Cửu Thiên Ngũ Bách;
  • Đồng danh đồng hiệu;
  • Đại từ đại bi, A Di Đà Phật (3 lần) (Mỗi lần Niệm thì Lễ 1 Lễ)

Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát (3 lần) (3 Lễ)

27. Tam tự quy y

Tự quy y Phật, đương nguyện Chúng sinh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)

Tự quy y Pháp, đương nguyện Chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải (1 lạy)

Tự quy y Tăng, đương nguyện Chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại (1 lạy)

  • Nguyện đem công đức này,
  • Hướng về khắp tất cả,
  • Đệ tử và Chúng sanh,
  • Đều trọn thành Phật đạo.
27.1. Dịch nghĩa Tiếng Việt tam tự quy y

Con quy y Phật, nguyện cho Chúng sinh, thấu hiểu đạo lớn, mở lòng từ bi.

Con quy y Pháp, nguyện cho Chúng sinh, hiểu thấu nghĩa kinh, trí tuệ như biển.

Con quy y Tăng, nguyện cho Chúng sinh, hợp đạo đồng tình, không gì trở ngại.

28. Kệ thâu chuông
  • Bá bát chung thinh hướng Phật tiền (Gõ chuông)
  • Thượng thông hạ triệt lạc vô biên (Gõ chuông)
  • Lục đạo chúng sanh mong thoát khổ (Gõ chuông)
  • Cửu u thập loại xuất khanh nhiên (Gõ chuông)

Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát (Gõ chuông)

Chú Chuẩn Đề là gì?

Chú Chuẩn Đề là gì?
Chú Chuẩn Đề là gì?

Chú Chuẩn Đề (Cundi Dharani Sutram) là Thần Chú mà Ngài Chuẩn Đề Bồ Tát đã tiết lộ trước chư Phật nhằm tạo ra con đường cứu độ cho những Chúng sinh đang đau khổ trong cõi Luân Hồi được tiêu trừ nghiệp chướng và đạt thành Bậc Giác Ngộ. Ngài chính là vị Bồ Tát có đủ Năng Hành - Thành Thực - Thanh Tịnh. Trong đó:

  • Năng Hành: Tượng trưng cho vị Bồ Tát với thệ nguyện rộng lớn, trí tuệ vô biên và pháp lực vi diệu có khả năng thực hiện bất cứ điều gì giúp mang lại lợi lạc cho Chúng sinh.
  • Thành Thực: Tượng trưng cho vị Bồ Tát có công năng vi diệu giúp Chúng sinh vượt qua mọi vọng tưởng trong đường sinh tử và đạt đến cõi Niết Bàn.
  • Thanh Tịnh: Tượng trưng cho vị Bồ Tát đã tu hành chứng đắc và an trụ trong tâm thanh tịnh.

Lợi ích của việc trì tụng Chú Chuẩn Đề

Uy lực của Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Uy lực của Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề
Uy lực của Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Trong số sáu vạn bài kệ của Đại Minh Chú Tạng thì mới trích ra được một quyển Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni. Nếu ai tự mình ghi nhớ và trì tụng Thần Chú này thì vô lượng căn lành đều sẽ sớm được thành tựu.

Chú Chuẩn Đề (Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề) là Thần Chú có oai lực màu nhiệm và công năng bất khả tư nghị trong Phật Giáo. Mỗi hành giả một khi đã bước chân lên con đường tu tập chỉ cần đặt trọn tín căn trì niệm Chú Chuẩn Đề đều sẽ nhận được sự gia hộ cứu thoát khỏi mọi chướng duyên ma khảo để ngõ hầu chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác).

Tu tại gia trì Chú Chuẩn Đề có tốt không?

Trì tụng Chú Chuẩn Đề là một phương pháp tu tại gia vô cùng hiệu quả giúp Hành giả đạt được sự bình ổn trong tâm trí cũng như tiến gần hơn trên hành trình Giác Ngộ và giải thoát. Có thể nói: Đối với bất kỳ ai đang tìm kiếm cho mình một con đường tu học Phật pháp đúng đắn thì Chú Chuẩn Đề chính là pháp môn lý tưởng không thể bỏ qua.

Lợi ích khi trì tụng Chú Chuẩn Đề thường xuyên

Lợi ích khi trì tụng Chú Chuẩn Đề thường xuyên
Lợi ích khi trì tụng Chú Chuẩn Đề thường xuyên

Việc thường xuyên trì tụng Thần Chú Chuẩn Đề không chỉ đơn thuần là một hành động biểu trưng cho sự tín ngưỡng mà còn là cánh cửa mở ra cho tất cả các Chúng sinh đang tìm kiếm sự Giác Ngộ một con đường tu tập đúng đắn. Chi tiết:

  • Khai mở trí tuệ: Giúp người trì tụng đạt trí tuệ viên mãn.
  • Phòng tránh tai hoạ: Bảo vệ người trì tụng được bình an.
  • Cầu Pháp Thần Thông: Nếu người trì tụng mong cầu sở hữu những năng lực siêu nhiên thì sẽ được tác thành.
  • Chứng đạo Chánh Giác: Giúp người trì tụng đạt quả Bồ Đề.

Đức Phật đã từng nói: "Vô lượng Chúng sinh đời mạt pháp sau này vốn nghiệp dày phước mỏng, trí tuệ kém cỏi, thân nhiều bệnh tật, thọ mạng ngắn ngủi,... Nếu biết nương nhờ Công đức của pháp Đại Chuẩn Đề Đà La Ni thông qua việc trì tụng Thần Chú này hàng ngày thì sẽ sớm được nhìn thấy tất cả chư Phật và Thánh Chúng ở khắp thập phương thế giới, đồng thời có tội diệt tội và đạt được Cảnh giới Thanh Tịnh."

Điều kiện để Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề linh ứng

Điều kiện để Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề linh ứng
Điều kiện để Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề linh ứng

Người trì tụng Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề nếu muốn linh ứng và nhận được sự gia hộ từ chư Phật chư Bồ Tát để giải thoát khỏi trầm luân bể khổ và diệt trừ tai ách thì cần phải:

  • Tâm thanh thịnh: Luôn giữ tâm trí được thanh sạch và một lòng hướng Phật. Những Chúng sinh chất chứa nhiều tà tâm sẽ không nhận được công năng diệu dụng mà Thần Chú mang lại.
  • Hành thiện: Giúp đỡ người khác nếu những việc đó nằm trong khả năng của mình.

Cấp độ linh ứng khi trì tụng Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Cấp độ linh ứng khi trì tụng Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề
Cấp độ linh ứng khi trì tụng Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Hành giả nào chỉ cần lập y Pháp Đàn và trì đủ 1 triệu biến thì sẽ có cơ may được Ngài Chuẩn Đề cứu độ. Chi tiết:

  • 10 vạn biến: Có thể gặp được Ngài trong giấc mơ và nếu nôn ra vật màu đen thì đó là dấu hiệu nghiệp lực được tiêu trừ.
  • 70 vạn biến: Sẽ gặp được Ngài trong giấc mơ và nếu nôn ra vật màu trắng sữa thì đó là dấu hiệu tội lỗi được loại bỏ nhờ sám hối tu sửa và hành theo Chánh pháp.
  • 100 vạn biến: Sẽ gặp được Ngài trong giấc mơ và được chỉ dạy cho các Ấn Khế cần thiết và đạt được những công năng vô cùng vi diệu (Như Khai mở trí tuệ; Tiêu trừ tai ương; Cầu pháp thần thông; An trú Tịnh Độ; Đạt thành Phật đạo,...). Ngoài ra còn được Ngài Chuẩn Đề theo sát bên mình để hộ trì.

Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai?

Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai?
Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai?

Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề (Thánh Thượng Chuẩn Đề, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Chuẩn Đề Quan Âm, Chuẩn Đề Bồ Tát, Nhân Thiên Trượng Phu Quan Âm,...) là một trong Lục Thời Quán Âm (Những chư vị Bồ Tát từ bi ngày đêm thủ hộ Chúng sanh) của Mật Giáo. Pháp môn tu hành của Ngài chính là trì tụng theo Chú Chuẩn Đề!

Ngài phát nguyện: Nếu những Chúng sinh đang đau khổ trong thời mạt Pháp biết thành tâm hướng Phật và sám hối tu theo chánh Pháp sẽ nhận được sự bảo hộ giúp biến nguy thành an, tiêu trừ nghiệp chướng và đạt thành Giác Ngộ.

Hình tượng của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Hình tượng của Phật Mẫu Chuẩn Đề
Hình tượng của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Hình tượng khi xuất hiện của Phật Mẫu Chuẩn Đề (Cundi Buddha) là tất cả các cánh tay đều luôn cầm đủ mọi loại Pháp Khí khác nhau nhằm biểu lộ uy lực vĩ đại của Ngài trong việc diệt trừ ma chướng và ban phát công năng nhiệm màu để ủng hộ tất cả những Hành giả tu theo chánh Pháp!

Phần Chân thân của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Theo kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni thì chân thân của Phật Mẫu Chuẩn Đề được mô tả với nhiều hình hài khác nhau nhưng đều mang dáng vẻ tốt đẹp chiếu diệu quang minh xuyên khắp thế gian. Kim thân của Ngài có sắc vàng (vàng lợt đến vàng tươi) cùng lằn điển quang màu trắng giữa hai chân mày. Trong đó:

  • Màu vàng: Tượng trưng cho Thai Tạng Giới.
  • Màu trắng: Tượng trưng cho Kim Cang Giới.
  • Màu vàng pha trắng: Tượng trưng cho pháp môn Giới - Định - Tuệ Nhất Thể Không Phải Hai (Lý trí chẳng hai Định Tuệ một thể) của chư Phật.

Phật Mẫu Chuẩn Đề hiện thân trong tư thế ngồi kiết già trên một đài sen và toả ra ánh hào quang rực rỡ bao trùm lấy xung quanh. Và ngay bên dưới có hai vị Long Vương (Naga) tên là Nan Đà và Bạt Nan Đà luôn theo sau ủng hộ Ngài.

Phần đầu của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Đầu Ngài đội mão Hoa Quang. Phía trên mão hoá hiện ra 5 vị Như Lai.

Phần mặt của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Trên gương mặt Ngài có 3 con mắt, gồm: Phật Nhãn, Pháp Nhãn Tuệ Nhãn tượng trưng cho Pháp Môn Bình Đẳng Tuyệt Đối (Ba đế chẳng dọc chẳng ngang, nhất như bình đẳng) của chư Phật.

Mỗi con mắt của Phật Mẫu Chuẩn Đề đều ánh lên nét nhìn sắc sảo quán chiếu khắp thập phương mà khởi sinh lòng từ quyết cứu độ Chúng sinh.

Hai dái tai của Ngài đều có đeo ngọc bửu.

Phần y phục của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Toàn bộ trang phục khoác lên thân Ngài đều chiếm trọn một màu sắc trắng với phần phía trên được đắp y còn phía dưới thì mặc xiêm.

Phần thân của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Cổ ngài đeo một chuỗi anh lạc (chuỗi hạt trang sức được kết từ đa bảo biểu đạt cho cái đẹp và sự linh thiêng trong Phật Giáo) dài rũ xuống trước ngực.

Còn trên ngực Ngài hiện ra chữ "Vạn".

Phần cánh tay và Pháp khí của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Hiện thân của Ngài có 18 cánh tay và mỗi bên 9 cánh. Chi tiết:

  • Hai cánh tay trên cùng đều kết Ấn Chuẩn Đề như tướng Ngài lúc đang thuyết pháp.
  • Hai cánh tay thứ hai thì:
    • Tay phải bắt Ấn Thí Vô Uý (Vô ý Thí Thủ Trừ Bố) có công năng giúp Chúng sinh diệt trừ nỗi sợ hãi.
    • Tay trái cầm Như Ý Bảo Tràng (Na Ni Tràng).
  • Hai cánh tay thứ ba thì:
    • Tay phải cầm Hàng Ma Kiếm có công dụng hàng ma phục yêu. Kim Cang Lợi Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Sứ giả Bất Động Minh Vương cũng đều cầm kiếm này.
    • Tay trái cầm Hoa Sen Hồng vừa mới nở. Hoa Sen sở hữu 8 đặc tính vô cùng tuyệt diệu, gồm:
      • 1. Vô nhiễm: Hoa sen dù mọc lên từ bùn nhơ nhưng không hề bị nhiễm mùi hôi của bùn, biểu trưng cho đức tánh Bất cấu nhiễm "cư trần bất nhiễm trần", giống như Phật tánh vốn có của Chúng sinh luôn thanh tịnh sáng suốt và không bị dòng vô minh vọng nghiệp làm cho dính mắc .
      • 2. Trừng thanh: Dù mọc ngay trên bùn nhưng chỉ cần hoa sen nảy mầm ở đâu thì nước chỗ đó không bao giờ bị đục, biểu trưng cho đức tánh Lóng trong, lóng lặng cấu uế phiền não. Khi không còn phiền não thì thân tâm Chúng sinh mới được an lạc.
      • 3. Kiên nhẫn: Cây sen là một loại túc căn thảo được nảy mầm từ phần rễ củ đã có từ một năm trước đó. Nó nằm rất lâu dưới lớp đất bùn đợi hội tụ đủ nhân duyên thì mới nảy mầm. Sự chờ đợi đó chính là biểu trưng cho đức tánh Kiên nhẫn của Chúng sinh.
      • 4. Viên dung: Trong hoa sen thì những cánh hoa luôn bao bọc che lấy phần gương sen tròn trịa bên trong giúp không bị các loài ong bướm làm tổn hại, biểu trưng cho đức tánh Viên giác vượt ngoài mọi phạm trù nhân duyên và luôn tròn đầy sáng tỏ không cảnh gì có thể làm vấy bẩn được của mỗi Chúng sinh.
      • 5. Thanh lương: Khác với các loài hoa khác thường chọn mùa xuân thì hoa sen lại nở vào mùa hè, biểu trưng cho đức tánh Thanh Khiết, giống như khi những Chúng sinh đang bị thiêu đốt trong Nhà Lửa Tam Giới thì được nước Cam Lồ từ bi tưới tẩm làm dịu mát tâm hồn.
      • 6. Hành trực: Không loài hoa nào có phần thân thẳng như hoa sen, biểu trưng cho đức tánh Thân Ngay Thẳng "trực tâm tức thị đạo tràng", chỉ cần Chúng sinh sửa thân và tâm cho ngay thẳng thì bất cứ đâu cũng thành chốn thanh tịnh.
      • 7. Ngẩu không: Ruột cây sen tuy ngay thẳng nhưng lại rỗng không, biểu trưng cho đức tánh Hỷ Xả nhắc nhở Chúng sinh hãy luôn nở nụ cười an nhiên trước mọi việc đến và đi trong cuộc đời.
      • 8. Bồng thực: Các loài cây khác thì khi hoa tàn mới kết nụ và trổ hạt còn cây sen khi hoa nở là đã có hạt nằm sẵn trong gương rồi, biểu trưng cho triết lý Nhân Quả Đồng Thời, nhắc nhở Chúng sinh Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào thì bóng thế đấy.
  • Hai cánh tay thứ tư thì:
    • Tay phải cầm Bảo Mạng (Xâu chuỗi Mala Sổ Châu).
    • Tay trái cầm Bình Quân Trì (Quân Trì thủ thiền định) có công năng phòng trừ sự nóng khát. Đây là loại bình mà các chư Tăng xưa hay mang đi chu du khắp nơi để uống nước.
  • Hai cánh tay thứ năm thì:
    • Tay phải cầm Câu Duyên Quả (Vi Nhã Bố La Ca Quả) có công năng phòng trừ tai hoạ và bảo hộ đất đai. Khổng Tước Minh Vương cũng cầm quả này trên tay.
    • Tay trái cầm dây Quyển Tố (Quyển Tố Thủ) là sợi dây sáng sạch trói buộc những Chúng sanh Cang Cường khiến họ quy hướng Chánh pháp.
  • Hai cánh tay thứ sáu thì:
    • Tay phải cầm một cái Búa bén (Việt Phủ Thủ Trấn Nạn) có công năng che chở Chúng sinh trước mọi tai nạn.
    • Tay trái cầm Bánh Xe Pháp Luân giúp giáo phái của Đức Phật lưu chuyển khắp thế gian.
  • Hai cánh tay thứ bảy thì:
    • Tay phải cầm Móc Câu (Thiết Câu Thủ) có công năng giúp Chúng sinh giải trừ mọi nghiệp chướng.
    • Tay trái cầm Thương Khư (Pháp Loa) là một loại nhạc khí được làm từ vỏ ốc biển có vòng xoắn xoay theo chiều bên phải.
  • Hai cánh tay thứ tám thì:
    • Tay phải cầm Chày Kim Cang (Kim Cang Xử) là một loại binh khó của Ấn Độ xưa. Nó cũng được xem là ngọn cờ của trí tuệ và có công năng giúp đoạn trừ phiền não cho Chúng sinh.
    • Tay trái cầm Hiền Bình (Thiện Bình) có công năng sinh ra Phúc Thiện và thoả mãn mọi ước nguyện cho Chúng sinh.
  • Hai cánh tay thứ chín thì:
    • Tay phải cầm chiếc Linh Báu (Bảo Đạc) là một chiếc chuông nhỏ được dùng tay cầm để lắc mỗi khi sử dụng, có công năng thu thập tất cả Phạm Âm (Âm thanh tinh khôi, thanh tịnh và thuần khiết của Chánh pháp).
    • Tay trái cầm cuốn Kinh Bát Nhã Ba La Mật biểu trưng cho triết lý Xiển Dương Thực Tướng của Vạn Pháp tức là Không Tính của nhà Phật.

Phần cườm tay trên mỗi cánh tay của Ngài đều mang chuỗi Mala ngọc vỏ ốc màu trắng (chuỗi tràng hạt làm từ vỏ ốc xà cừ), các ngón tay trỏ có xuyến thất châu và những ngón tay còn lại thì đeo vòng nhỏ.

Ta có thể thấy toàn bộ cánh tay phía bên phải của Ngài Phật Mẫu Chuẩn Đề đều nắm giữ các khí vật hung tợn (như kiếm, búa, móc câu, chày,…) dùng để hàng phục những Chúng sinh cang cường khiến họ quy hướng Chánh pháp.

Còn toàn bộ cánh tay phía bên trái của Ngài thì nắm giữ các báu vật (như tràng hạt, hoa sen, dải lụa,…) để những Chúng sinh sau khi đã hàng phục sẽ được ban phát thánh tài Phật pháp giúp tạo điều kiện cho họ tu tập giải thoát.

Ý nghĩa danh xưng của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Ý nghĩa danh xưng của Phật Mẫu Chuẩn Đề
Ý nghĩa danh xưng của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Phật Mẫu Chuẩn Đề có tên gọi đầy đủ là Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề vốn là hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện vào trong sáu đường sinh tử để hóa độ chúng sinh. Phân tích ý nghĩa chi tiết về danh xưng của Phật Mẫu Chuẩn Đề dựa theo "Nhị Khóa Hiệp Giải" thì:

  • Thất: Bảy.
  • Câu Chi: Trăm ức.
  • Phật Mẫu: Người mẹ sinh ra chư Phật.
  • Chuẩn Đề: Pháp môn tu hành dành cho những chúng sinh đời sau nương theo nếu muốn thành tựu Phật quả Vô Thượng Bồ Đề.

Từ tên gọi Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề đã chỉ rõ ra hạnh nguyện của chư Phật này chính là: Thời quá khứ có bảy trăm ức Bồ Tát khi tu tập đã nhờ nương vào pháp môn Chuẩn Đề tam muội mà chứng được quả Vô Thượng Bồ Đề. Do đó, các Chúng Sinh đời sau nếu muốn thành tựu Phật quả một cách rốt ráo thì cũng phải nương theo pháp môn này để tu hành.

Chú Chuẩn Đề Tiếng Phạn

Chú Chuẩn Đề Tiếng Phạn
Chú Chuẩn Đề Tiếng Phạn
Dịch nghĩa Chú Chuẩn Đề Tiếng Phạn
  • Namah: Xin thệ nguyện quy y trước người mẹ sinh ra chư Phật.
  • Saptanam: Số Bảy.
  • Samyaksam Buddha: Chư Phật Toàn Giác.
  • Kotinam: Trăm ức.
  • Tadyatha: Được xưng tụng là như vậy.
  • Om: Âm thanh thiêng liêng đại diện cho vũ trụ thuở sơ khai.
  • Cale: Chư vị.
  • Cule: Thánh Thần.
  • Cundi (Cun): Bồ Tát Từ Bi Thanh Tịnh.
  • Svaha: Thần Chú.

Toàn bộ bài Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề dịch sang nghĩa Tiếng Việt chính là:

  • Tôi xin thệ nguyện quy y trước Đức Phật Mẫu và hành nương theo pháp môn đã giúp Ngài viên mãn đắc thành Phật quả Vô Thượng Chánh Đẳng sau khi đã trải qua hết bảy trăm ức kiếp tu tập!
  • Om! Thần Chú của Chư vị Thánh Thần Bồ Tát Từ Bi Thanh Tịnh!
Chú Chuẩn Đề Tiếng Phạn phiên âm Phạn - Việt
  • Namah Saptanam Samyaksam Buddha Kotinam Tadyatha
  • Om Cale Cule Cundi Svaha

Hoặc:

  • Om Cale Cule Cun

Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để chúng mình có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

5/5 - (1 bình chọn)
Có thể bạn thích:
11 Tháng Một, 2025
Chú Đại Bi Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni

Chú Đại Bi nằm trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, là thần chú quảng đại viên mãn giúp cứu khổ cứu nạn, diệt vô lượng tội, đạt vô lượng phước và vãng sanh Cực Lạc.

10 Tháng Một, 2025
Chú Lăng Nghiêm Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm (Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm) rất quan trọng trong Phật Giáo, là Vua trong các Chú có công năng vi diệu không thể nghĩ bàn!

Bài viết mới nhất
13 Tháng Một, 2025
Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Chú Chuẩn Đề (Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề) rất nổi tiếng trong Phật Giáo, giúp khai mở trí tuệ Bát Nhã và mang lại nhiều lợi lạc vô biên.

11 Tháng Một, 2025
Chú Đại Bi Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni

Chú Đại Bi nằm trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, là thần chú quảng đại viên mãn giúp cứu khổ cứu nạn, diệt vô lượng tội, đạt vô lượng phước và vãng sanh Cực Lạc.

10 Tháng Một, 2025
Chú Lăng Nghiêm Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm (Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm) rất quan trọng trong Phật Giáo, là Vua trong các Chú có công năng vi diệu không thể nghĩ bàn!

9 Tháng Một, 2025
Ý nghĩa Nine of Wands Rider Waite Smith Tarot - Chín Gậy trong Rider Waite Smith Tarot

Cùng TailieuTarot tìm hiểu ý nghĩa Nine of Wands Rider Waite Smith Tarot - Chín Gậy trong Rider Waite Smith Tarot xuôi ngược trong công việc, tình yêu, gia đình… nhé!

9 Tháng Một, 2025
Ý nghĩa Eight of Wands Rider Waite Smith Tarot - Tám Gậy trong Rider Waite Smith Tarot

Cùng TailieuTarot tìm hiểu ý nghĩa Eight of Wands Rider Waite Smith Tarot - Tám Gậy trong Rider Waite Smith Tarot xuôi ngược trong công việc, tình yêu, gia đình… nhé!

8 Tháng Một, 2025
Ý nghĩa Seven of Wands Rider Waite Smith Tarot - Bảy Gậy trong Rider Waite Smith Tarot

Cùng TailieuTarot tìm hiểu ý nghĩa Seven of Wands Rider Waite Smith Tarot - Bảy Gậy trong Rider Waite Smith Tarot xuôi ngược trong công việc, tình yêu, gia đình… nhé!

4 Tháng Một, 2025
Ý nghĩa Six of Wands Rider Waite Smith Tarot - Sáu Gậy trong Rider Waite Smith Tarot

Cùng TailieuTarot tìm hiểu ý nghĩa Six of Wands Rider Waite Smith Tarot - Sáu Gậy trong Rider Waite Smith Tarot xuôi ngược trong công việc, tình yêu, gia đình… nhé!

3 Tháng Một, 2025
Ý nghĩa Five of Wands Rider Waite Smith Tarot - Năm Gậy trong Rider Waite Smith Tarot

Cùng TailieuTarot tìm hiểu ý nghĩa Five of Wands Rider Waite Smith Tarot - Năm Gậy trong Rider Waite Smith Tarot xuôi ngược trong công việc, tình yêu, gia đình… nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

crosschevron-downtext-align-right