22 Tháng 1, 2025

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh và Lợi ích khi trì Tâm Chú Bạch Tản Cái

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh còn được gọi là Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm có công năng bảo hộ cho những Chúng sinh tu hành với Tâm Chân Chánh!

Mục lục HIỆN
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh và Lợi ích khi trì Tâm Chú Bạch Tản Cái
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh và Lợi ích khi trì Tâm Chú Bạch Tản Cái

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh hóa ra một cái lọng trắng khổng lồ vô cùng tinh khiết và sở hữu uy lực cực đại có thể ngăn trừ được tất cả mọi tai nạn hiểm họa khắp Tam Giới cho tất cả Chúng sinh.

Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
1. Kệ
  • Cứu kính kiên cố định trung vương;
  • Trực tâm tu học chí đạo tràng;
  • Thân, Miệng, Ý Nghiệp tu Thanh tịnh;
  • Tham, Sân, Si Niệm yếu Tảo quang;
  • Thành tắc cảm ứng hoạch Hiện chứng;
  • Chuyên năng thành tựu Đại thần thông;
  • Hữu đức ngộ tư vinh diệu cú;
  • Thời khắc mạc vong thiệu long xương.
2. Phương tiện Trì Chú
2.1. Thọ Trì Thần Chú

Trì (Thọ trì) tức là Thọ nơi Tâm, Trì nơi Thân. Khi trì niệm Thần Chú thì phải niệm từ từ. Trong lúc trì cũng giống như đang dùng tay cầm một vật gì đó. Tất cả mọi thời thời phút phút tụng trì Chú này thì đừng quên nó và cũng đừng để thiếu nó!

2.2. Chú Đàn

Tương tự như khi Truyền Giới cần có Giới Đàn thì Trì Chú cũng nên có một Đàn Tràng (Chú Đàn).

Không gian lập Chú Đàn cần phải Thanh tịnh và chỉ để người trì Chú tu Pháp ở trong đó, chứ không tùy tiện cho nhiều người vào vì dễ gây hỗn tạp.

Nghi kiến lập đàn chính là phương tiện vô cùng cần thiết trước khi trì Chú và đòi hỏi cần phải tuân theo những quy củ nhất định. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến: Kiến lập đàn được thiết lập là bởi vì muốn giúp những người tụng Kinh hành Đạo cầu được Hiện chứng (Đắc được lợi ích của Thần Chú).

Tuy nhiên, nếu "Truy Tố" phát tâm Tán Trì thì vẫn có thể đạt được công năng diệu dụng của Chú. Trong đó:

  • Truy: Người tu hành;
  • Tố: Người tại gia;
  • Tán trì: Trì niệm chuyên nhất tâm ý kiến thành cung kính nhưng không có lập Đàn Tràng.

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói: "Nếu có Chúng sinh dù lập Đàn Tràng mà tâm khởi tán loạn thì vẫn chẳng phải là Tam Ma Địa (Định lực). Còn những thiện nam tín nữ chỉ cần tâm nhớ miệng trì thì vẫn sẽ được các chư vị Kim Cang Vương thường tùy tùng theo sau, hà huống gì việc quyết định khởi phát Tâm Bồ Đề."

Tức là chỉ cần Tán tâm trì Chú dù chưa ở trong Định thì trong số Tám vạn bốn ngàn Kim Cang Vương Hộ Pháp vẫn sẽ có chư vị thường theo bên bạn, huống gì khi quyết định khởi phát Đại Tâm Bồ Đề.

Trong Kinh cũng có nói: "Dù không làm Đàn, không nhập Chú Đàn, cũng không hành Đạo thì chỉ cần tụng trì Chú này vẫn được tính là đồng công đức nhập Đạo Tràng chứ không hề sai khác.

Thậm chí cho đến việc biên chép Chú này ở trong người thì xung quanh cuộc sống của người đó sẽ luôn được bình yên (Từ nhà cửa, vườn tược,...).

Tích lũy dần Thiện Nghiệp này thì không lâu sau đó sẽ Ngộ Vô Sinh Pháp Nhẫn (Là Bồ Tát thì không có pháp sinh, cũng không thấy có pháp diệt, nếu không sinh thì không diệt, không diệt thì không hết, không hết thì lìa cấu, lìa cấu thì không hoại, không hoại thì chẳng động, chẳng động thì vắng lặng)."

2.3. Ba Mật Tương Ưng

Nói một cách đơn giản là khi Trì Chú Lăng Nghiêm thì chính yếu cần thiết nhất là Ba Mật tương ưng mới đắc được cảm ứng. Ba Mật (Ba Đàn) gồm:

  • Miệng tụng Thần Chú: Gọi là Thần Chú vì công năng vi diệu không thể tả.
  • Tâm tưởng Chữ Phạn: Quán tưởng mỗi chữ Phạn trên mặt sau của Tâm Chú Lăng Nghiêm.
  • Tay kết Ấn Tướng: Thủ Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Ấn hoặc chọn một trong Ba Ấn Kim Cang Quyền - Kim Cang Chưởng - Kim Cang Phược (Muốn kết Ấn nào cũng đều sẽ thành "Lăng Nghiêm Vương Đại Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Tâm Chú Ấn").

Sau đó chỉ cần Quán tưởng và niệm Chú thì Ba Mật sẽ tương ưng. Chân lý của việc khởi tạo nên Ba Mật (Chú Ngữ Đàn, Quán Tưởng Đàn và Thủ Ấn Đàn) đều là vì muốn giúp Tâm bạn trở nên an ổn không khởi tạo vọng niệm. Cho nên chỉ cần Tâm chuyên nhất thì chắc chắn việc trì niệm Thần Chú sẽ linh nghiệm. Còn một khi Tâm bị phân chia tán loạn thì mặc dù hình thức trình bày có đầy đủ vẫn sẽ không linh!

Được như thế thì sẽ đắc được Tam Luân (Thân - Khẩu - Ý không thể nghĩ bàn của Mười phương chư Phật) và Tâm Vô Sở Cầu (Thật ra bạn vẫn có thể Cầu được ước thấy, nhưng có Sở Cầu sẽ làm khởi tâm tham lam khiến Vô Lượng Công Đức bị suy giảm và khó đắc được Cảm ứng hiện thời).

2.3.1. Chú Ngữ Đàn

Trì Chú thì Ngữ Chú tự nhiên sẽ kết thành Đàn. Mỗi ngày trì 1 biến Chú Lăng Nghiêm và 108 biến Tâm Chú Lăng Nghiêm thì bạn sẽ nhận được vô lượng vô biên Phước báu.

Công năng Thần Chú và Tâm Chú này vi diệu không thể tả, đến mức nếu lỡ như khi không còn ai trì niệm thì ắt tất cả yêu ma quỷ quái chắc chắn sẽ đều xuất hiện ra đời.

Nếu mỗi sáng bạn tụng niệm Thần Chú và Tâm Chú thì tất cả yêu ma quỷ quái hay thậm chí thiên ma ngoại đạo cũng đều không còn chỗ để đào thoát mà chúng ta có thể sẽ nghe thấy tiếng chúng lão lão thực thực vẫy kêu quằn quại.

Cho nên có thể nói: Nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì đời sau chắc chắn sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời. Còn nếu bạn muốn cầu phước báu trời người thì đều sẽ đạt được. Hoặc nếu cầu quả báo xuất thế thì sẽ đạt được mục đích. Nếu không muốn gì thì đương nhiên không cần phải cầu. Đây chính là Chú Ngữ Đàn!

2.3.2. Tâm Tưởng Đàn

Khi trì Tâm Chú thì bạn nên quán tưởng chữ Phạn tương ứng. Chữ Phạn thì không nhất thiết cần phải minh bạch hoàn toàn.

Nếu minh bạch thì sẽ có cảm giác đã đủ rồi khiến nhuệ khí bị giảm sút. Còn nếu không minh bạch sẽ giống như việc nhìn thấy thức ăn chưa nếm thì thấy có vẻ rất ngon. Nhưng khi đã nếm trải qua tất cả các vị (Chua cay mặn ngọt đắng chát) rồi thì sẽ khiến tâm tham ăn dừng lại và không còn mấy hứng thú với những món đó nữa. Tu hành cũng tương tự như thế!

Nếu bạn không biết ý nghĩa của chữ Phạn trong Thần Chú thì sẽ càng cảm thấy vi diệu không thể tả. Bởi khi mang trong mình tâm niệm muốn biết thì sẽ luôn luôn nghĩ đến, còn nếu biết rồi lại thường không chú ý tới nữa.

Quán tưởng chữ Phạn cũng như thế. Vì đây là ngôn ngữ chúng ta chưa học qua và không biết ý nghĩa của nó nên sẽ khiến người trì niệm càng tập trung chú ý hơn để phân biệt (Ví dụ chữ này là chữ Đại, chữ kia là chữ Bồ Tát,...). Do đó, công tác quán tưởng phải hình dung từng chữ một sao cho thật rõ ràng, đến mức mở mắt nhắm mắt đều phải nhìn thấy đúng từng chữ một thì mới yên tâm. Nhờ vậy giúp bạn dễ đắc được Ngũ Nhãn Lục Thông và Thông Nhân Đạt Quả.

Chính là vì chúng ta không hoàn toàn minh bạch chữ Tiếng Phạn nên giúp việc tập trung sức lực vào việc quán tưởng diễn ra hiệu quả hơn và dễ dàng hơn trong việc đắc được Thần Lực của Tâm Chú.

Ngoài ra, quán tưởng chữ Phạn cũng là phương pháp giúp khắc chế khoá tâm lại một chỗ không để cho vọng tưởng được khởi lên thông qua việc Ấn Nhập từng chữ Phạn vào trong tâm trước mọi hành động bất kỳ. Kể cả khi bạn mở mắt lẫn nhắm mắt thì đều phải nhìn vào từng chữ một sao cho thật rõ ràng, đúng không nào? Cứ lặp lại quá trình này liên tục thì lâu dần sẽ đắc được Tam Muội.

2.3.3. Thủ Ấn Đàn

Thủ Ấn hay còn được gọi là Thủ Quyết. Một số người cho rằng Kháp Quyết Niệm Chú cũng chính là Sáp Quyết. Sau khi bạn đã minh bạch và quán tưởng Chú Ngữ Đàn rồi thì bước cuối cùng này cũng cần phải hành cho rốt ráo.

Trong quyển Nhứt Tự Phật Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Nghi Quy cũng nói rõ: Khi Kháp Quyết thì ngoài tập trung tinh thần niệm Chú, bạn cũng cần phải làm động tác kết Ấn để giúp định Tâm không cho khởi lên vọng tưởng gì khác. Bước này gọi là Thủ (Kết) Lăng Nghiêm Vương Đại Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Tâm Chú Ấn.

Nếu như bạn không thể bắt Ấn thì vẫn có cách khác để bạn tùy ý lựa chọn sao cho phù hợp nhất với bản thân. Trong bộ Mật có ba Chú Chân Ngôn, chỉ cần các bạn trì niệm đầy đủ những bài này thì cũng giống như đã lập đàn. Đó là:

2.3.4. Pháp Giới Chân Ngôn

Án phạ nhật la đà đổ một (7 lần)

2.3.5. Thanh Tịnh Chân Ngôn

Án lam sa ha (7 lần)

Khi niệm rồi thì Pháp giới đều Thanh tịnh.

2.3.6. Ba Đàn Chân Ngôn

Ba Đàn tức là: Phật - Pháp - Tăng. Khi Phóng Diệm Khẩu (Thí thực Chẩn Tế) thì niệm:

Án Hạ Hồng (7 lần)

Trong đó:

  • Chữ Án là trên đỉnh Tỳ Lô làm Phật Đàn.
  • Chữ Hạ là trong miệng Di Đà làm Pháp Đàn.
  • Chữ Hồng là trong tâm A Súc làm Tăng Đàn.

Niệm ba bài Chân Ngôn (2.3.4 - 2.3.5 - 2.3.6) mỗi bài bảy biến thì Ba Mật cũng tương ưng giống như khi chúng ta làm theo ba bước phía trên (2.3.1 - 2.3.2 - 2.3.3).

Ngoài ra, trước khi trì Chú Lăng Nghiêm mà chúng ta chịu khó niệm thêm ba bài Chú Chân Ngôn này mỗi thứ bảy lần cũng sẽ rất tốt.

Nam Mô Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú (3 lần)

  1. Ô sắc ni sa;
  2. Tát đát đa bát đát la.

Hoặc:

Nam Mô Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú (3 lần)

  1. Tát đát đa bát đát la.

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh là gì?

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh là gì?
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh là gì?

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh còn được gọi là Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, được chư Phật Đảnh Tôn của Phật Bộ (Một trong những pháp thân của Ngài Phật Tỳ Lô Giá Na) đã tuyên trong Đại Hội Thuyết Pháp nên có công năng bảo hộ che chắn cho những Chúng sinh một lòng giữ Tâm chân chánh và trì niệm Thần Chú này.

Hình tượng của Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh là một vị Đại Phật Mẫu vốn được hóa thân từ ánh sáng vô thượng trên đỉnh đầu của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài rất được tôn sùng trong Tạng Mật và có tên gọi là Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu (Tôn Thắng Phật Mẫu, Thiên Thủ Thiên Diện Bạch Tản Cái Phật Mẫu, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát,...).

Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu có đại pháp lực ngăn chặn mọi tai chướng. Và Thần Chú của Ngài có Tam Muội Da Hình (Tam Ma Da Hình; Tam Hình) là một cái lọng trắng khổng lồ vô cùng tinh khiết thanh sạch sở hữu đại pháp lực có thể ngăn chặn được tất cả mọi tai nạn hiểm họa khắp Tam Giới cho tất cả Chúng sinh. Nguồn gốc sản sinh ra Tâm Chú này được cho là xuất phát từ tình yêu thương và lòng từ bi vô hạn của Chư Phật đối với tất cả Chúng sinh.

Một khi Tâm Chú Bạch Tản Cái trong Chú Lăng Nghiêm không còn được ai trì tụng nữa thì cũng sẽ giống như Ngũ Phương Phật (Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phật, Ngũ Trí Phật) không còn tồn tại. Và từ đó, Ngũ Đại Ma Quân sẽ ngày đêm tung hoành rộng khắp mọi nơi vì không còn bất cứ thứ gì trên đời này có thể khiến chúng kiêng nể hết.

Mối liên hệ giữa Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm và Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni?

Mối liên hệ giữa Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm và Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni?
Mối liên hệ giữa Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm và Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni?

Theo bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi nhận thì Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni cũng thường được gọi là Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú.

Còn theo Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm thì Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh chính là Phật Đảnh Tâm Chú (Tức Tâm Chú của tất cả các loại Thần Chú).

Theo ý kiến riêng của Tailieutarot.com thông qua quá trình nghiên cứu rất nhiều tư liệu sử sách đã được ghi chép từ trước thì có thể đưa ra kết luận: Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm cũng chính là Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni.

Nói một cách đơn giản dễ hiểu hơn là: Tâm Chú Lăng Nghiêm cũng chính là Tâm Chú Đại Bạch Tản Cái.

>>> Tham khảo thêm: Chú Lăng Nghiêm là gì?

Lợi ích của việc trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái

Lợi ích của việc trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái
Lợi ích của việc trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái

Dựa theo các thông tin căn bản cốt lõi thì Pháp của Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh Đà La Ni chuyên về Pháp Tức Tại (Santika). Đây chính là một trong bốn pháp tu hành của Mật Tông nhằm đem lại bốn lợi ích là: Bình định tại họa; Tiêu trừ tai họa; Phương pháp tĩnh tâm và Phương pháp im lặng. Pháp này có công năng giúp ngăn ngừa và trị dứt điểm mọi tai họa, từ đó giúp hành giả giải trừ hết Nội Chướng - Ngoại Chướng rồi mau chóng thực chứng Giải Thoát.

Uy lực của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Uy lực của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Uy lực của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Nhất Tự Đỉnh Luân Vương Kinh có ghi: “Lúc bấy giờ Đức Phật Thích Ca hiện thân thành Phật Đảnh Tôn Thắng (Phật Đỉnh Vương) còn phía trên đỉnh nhục khấu của ngài có che một cái lọng trắng. Lúc bấy giờ, toàn thân Ngài trông giống như một chiếc lọng trắng khổng lồ bao trùm lên hết Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này. Hình tượng này cũng biểu thị cho việc chư Phật dùng Tĩnh Đức của Phật che chở bảo vệ Chúng sinh!

Dịch nghĩa Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Dịch nghĩa Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Dịch nghĩa Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh theo phiên âm Phạn - Việt:

  • Sitatapatra Usnisa hoặc Usnisa Sitatapatra.

Chi tiết: Bạch Tản Phật Đỉnh; Tản Cái Phật Đỉnh; Tản Phật Đỉnh; Bạch Tản Cái Phật Đỉnh.

Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh theo phiên âm Hán - Việt:

  • Ô Sắc Ni SaTát Đát Đa Bát Đát La.

Chi tiết:

  • Ô Sắc Ni Sa (Còn được đọc là Ô Sắt Nị Sa): Cụm từ này có nghĩa là Nhục Khấu (Nhục kháo; Nhục kế; Khối u trên đỉnh đầu Phật; Quý tướng của Phật; Biểu tượng của người đã Giác Ngộ).
  • Tát Đát Đa (Còn được đọc là Tất Đạt Đa): Cụm từ này vừa có nghĩa là Đấng Giác Ngộ (Hay người thành đạt mọi nguyện vọng) vừa có nghĩa là tên gọi của Ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Chư Phật Thích Ca Mâu Ni; Ngài Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni).
  • Bát (Còn được đọc là Bất): Từ này có nghĩa là Bất (Không).
  • Đát (Còn được đọc là Đát): Từ này có nghĩa là Tạng Tánh.
  • La (Còn được đọc là Lãm hoặc Lạm): Từ này có nghĩa là Đốt cháy sạch các bụi nhơ (Hay Ngọn lửa của trí tuệ giúp diệt hết mọi phiền não) trong Tâm. Trong Mật Giáo, các hành giả cũng thường quán tưởng chữ Lãm để Tâm trở nên thanh tịnh trước khi tiến hành Kết Ấn và Tụng Chân Ngôn.

Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh:

  • Bạch Tản Cái Phật Đảnh.

Chi tiết:

  • Bạch: Từ này có nghĩa là Màu trắng, biểu thị cho Tâm thanh tịnh thuần khiết.
  • Tản Cái: Cụm từ này có nghĩa là Cái lọng, biểu thị cho sự che chở bảo vệ.
  • Phật Đảnh: Cụm từ này có nghĩa là Nhục Khấu, biểu thị cho chư Phật.

Nội dung dịch nghĩa Tiếng Việt của toàn bộ bài Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh là: Cái lọng màu trắng trên Nhục Khấu của Bậc Giác Ngộ toàn năng.

Giải nghĩa chi tiết Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh:

Toàn bộ bài Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh là: Chiếc lọng báu của Bậc Giác Ngộ Toàn Năng Toàn Giác sẽ xuất hiện che chở cho những Chúng sinh có tâm chơn chánh thuần khiết chịu tu tập hành pháp trước mọi tai ương. Tức là chỉ cần trì tụng Thần Chú này với Tâm Thanh Tịnh thì hành giả sẽ có cơ hội nhận được sự bảo hộ che chở khỏi mọi kiếp nạn từ Chư Phật.

Trong đó:

  • Hình tượng chiếc lọng với công năng bao trùm bảo vệ khỏi mọi tai nạn chính là biểu trưng cho sự hộ trì của chư Phật;
  • Màu trắng biểu trưng cho tấm lòng từ bi thanh khiết trong sạch;
  • Công năng của chiếc lọng này khởi tạo từ lòng từ bi của Đức Phật Đảnh Tôn và Ngài đã dùng Tĩnh Đức đủ sức che trùm toàn bộ Tam Giới này để bảo vệ Chúng sanh.
  • Còn Phật Đảnh Tôn chính là Bậc Giác Ngộ toàn năng đã tuyên thuyết ra Tâm Chú này.

Phật Đảnh Tôn Thắng là ai?

Phật Đảnh Tôn Thắng là ai?
Phật Đảnh Tôn Thắng là ai?

Danh xưng Phật Đảnh Tôn Thắng được dịch ra có ý nghĩa là:

  • Tiếng Phạn: Ekaksara Buddhosnisa Cakra.
  • Dịch nghĩa Tiếng Việt phiên âm Phạn - Việt: Ế Ca Khất Sa La (Nhất Tự) Bột Đà Ô Sắt Ni Sá (Phật Đỉnh) Chước Cật La (Luân).
  • Dịch nghĩa Tiếng Việt: Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh, Nhất Tự Đỉnh Luân Vương, Kim Luân Phật Đỉnh Vương, Đại Kim Luân Minh Vương, Nhất Tự Phật Đỉnh Luân Vương,...

Theo Mật Giáo thì trong quá trình nhập Tam Ma Địa (Chánh định) của mình, Đức Đại Nhật Như Lai (Vị Phật tối thượng nhất) đã tuyên thuyết ra Phật Bộ. Phật Bộ đại diện cho những Uẩn đã được Tịnh Hóa của Đức Phật. Trong đó:

  • Có tất cả năm Uẩn, tương đương với việc có năm Phật Bộ.
  • Mỗi Phật Bộ như vậy sẽ bao gồm một Thần Chú (Chân Ngôn) khác nhau.
  • Có tất cả năm Phật Bộ, tương đương với việc có Ngũ Bộ Thần Chú.
  • Mỗi Thần Chú sẽ có một chư Phật Đảnh Tôn Thắng (Đức Phật Trung Tâm).
  • Có tất cả Ngũ Bộ Thần Chú (Ngũ Bộ Chân Ngôn), tương đương với việc sẽ có tổng cộng Ngũ Phật Đảnh Tôn Thắng (Ngũ Phật Đỉnh).

Còn trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La thì Ngũ Đỉnh Phật này là một trong số chư vị của Viện Thích Ca, biểu thị cho ngũ Trí và công đức Vô Kiến Đỉnh Tướng của Đức Thích Ca Như Lai (Tướng nhục kế không thể thấy biết của Như Lai).

Mỗi vị Phật Đảnh Tôn Thắng đều là mỗi vị Phật Vương rất ư thù thắng (Bậc Giác Ngộ tối thượng sở hữu rất nhiều những phẩm chất cao siêu tuyệt diệu và vô cùng quý giá hiếm có khó tìm) trong số tất cả các Đức Phật hiện tiền. Chúng ta có thể hiểu theo cách đơn giản là: Mỗi một vị Phật Đảnh Tôn Thắng là Tôn Tượng (một dạng nhân cách hóa) của mỗi một Bộ Thần Chú do chính Đức Phật đã tuyên ra trong quá trình nhập định của mình.

Và mỗi một vị Phật Đảnh Tôn Thắng đều được ví như một bậc Chuyển Luân Thánh Vương đã đạt mọi thành tựu Kim Luân (Thân thể xuất hiện biểu tượng của sự Giác Ngộ) tối cao nhất và giúp Ngài trở thành Chúa Tể thống lãnh hết thiên hạ khắp bốn phương. Do đó: Tôn Thắng còn được gọi là Nhất Tự Kim Luân.

Tầm quan trọng của của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Tầm quan trọng của của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Tầm quan trọng của của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Đây là Pháp do chính chư Phật Đảnh Tôn của Phật Bộ đã tuyên thuyết, mà Ngài vốn được mệnh danh là một chư vị Như Lai Mật Nhân (Tức Bậc Giác Ngộ đã đạt đến trạng thái hoàn hảo). Ngài chính là Bậc đã đắc cái Liễu Nghĩa của Tu Chứng (Giác Ngộ một cách toàn diện tuyệt đối, đến mức không còn Pháp gì để hay Chứng nữa). Chi tiết:

  • Pháp giới hư không;
  • Rốt ráo vắng lặng;
  • Xưa chưa từng sanh;
  • Nên nay không sanh;
  • Chẳng sanh chẳng diệt;
  • Gọi là tịch diệt.

Và vì Tâm Chú này là pháp của Ngài nên công lực tất nhiên không thể nghĩ bàn. Do đó, Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh này nhiếp nhục được Ngũ Đại Ma Quân.

Tôn tượng của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Tôn tượng của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Tôn tượng của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Tương tự như việc Phật Đảnh Tôn Thắng là Tôn Tượng (dạng nhân cách hóa) của Thần Chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni mà Đức Đại Nhật Như Lai đã tuyên trước Pháp Hội, thì chư vị Bồ Tát này cũng chính là hình tượng nhân hoá của Thần Chú do Ngài Phật Đảnh Tôn thệ nguyện mà ra.

Có thể nói: Vị Bồ Tát này chính là Tôn Tượng của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh.

Ngài chính là Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Và Ngài thường xuất hiện với nhiều hình tượng khác nhau như: Một mặt hai cánh tay; Ba mặt sáu cánh tay và Nghìn mặt nghìn cánh tay (Thiên Thủ Thiên Diện Bạch Tản Cái Phật Mẫu).

Ngài Tu theo pháp môn Vô Lượng Nghĩa (Vô Lượng Pháp, Vô Tướng Pháp). Pháp này tức là: Tuy là vô tướng như thế, nhưng vô tướng chẳng rời khỏi tướng và tướng chẳng rời khỏi vô tướng, nên gọi là Thật Tướng.

Khi một Đại Bồ Tát đã an trụ trong Thật Tướng thì lòng từ bi phát khởi của họ là chân thật và không hư dối. Do đó, Ngài hoàn toàn có thể bạt trừ tất cả những khổ đau của Chúng sanh. Và sau khi đã cứu họ ra khỏi thống khổ xong thì chư vị Bồ Tát này sẽ thuyết Pháp để khiến các chúng sanh thọ hưởng vui sướng.

Mật hiệu của Ngài là Dị Tướng Kim Cương. Do đó, Ngài cũng chính là chư vị Kim Cang Đỉnh Kế Đại Hồi Già Mẫu thường xuất hiện với hình tượng Nghìn mặt nghìn mắt nghìn tay nghìn chân cùng hàng vạn tướng thân rực cháy vô cùng lớn lao và vĩ đại. Ngài chính là một vị Phật Mẫu nắm giữ tất cả Chúng sinh trong Tam Giới.

Thiên Thủ Thiên Diện Bạch Tản Cái Phật Mẫu sở hữu công năng với uy lực cực đại có thể phóng ra luồng ánh sáng bao phủ tất cả mọi Chúng sinh. Và Tam Muội Da Hình của Ngài chính là một chiếc lọng lớn có công năng vô cùng vĩ đại. Cũng chính vì vậy mà Ngài được gọi là Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu. Hình tượng tàn lọng từ bi màu nhiệm này cũng chính là Chủng Tử của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh.

Chủng tử (Cốt lõi phát sinh ra Giáo Pháp Chân Ngôn này, bao gồm luôn cả Sắc Pháp lẫn Tâm Pháp) của Ngài Dị Tướng Kim Cương chính là Lam. Lam tức là thứ ánh sáng trí tuệ có thể bao trùm lấy toàn bộ pháp giới và biểu thị cho Bản Nguyện dùng tàn lọng Từ Bi màu trắng tươi này để che chở bảo vệ cho chúng sinh.

Và tất cả những công năng mà Tâm Chú này mang lại chính là căn cứ biểu trưng cho lời thệ nguyện của chư Phật Đảnh Tôn vì lòng từ bi nên đã tuyên ra trước Pháp Hội: Pháp này sẽ bao trùm, bảo bọc và che chở trước mọi tai ách cho tất cả những Chúng sinh nào chịu quy theo Chánh Đạo.

Hình tượng chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Hình tượng chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Hình tượng chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Khi có người tín tâm trì tụng Thần Chú thì nếu may mắn đủ cơ duyên sẽ được vị Bồ Tát này theo đó xuất hiện để mà hộ trì. Có thuyết đã mô tả tướng mạo của Ngài như sau:

  • Chư vị Bồ Tát này có dung mạo vô cùng đoan chính trang nghiêm, toàn thân màu vàng.
  • Ngài ngồi trong tư thế kiết già trên một đài sen có màu đỏ.
  • Tay bên trái của ngài cầm một bông hoa sen và phía trên của nó chính là cái lọng che màu trắng.
  • Cánh tay bên phải của Ngài hơi gập lại để nâng phần bàn tay lên tầm ngang vai và giữ nguyên tư thế ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ để Kết Ấn.
  • Tam Muội Da Hình của Tâm Chú này chính là cái lọng che màu trắng tinh tươm đặt phía trên hoa sen mà chư vị Bồ Tát này đang cầm trong tay.

Ý nghĩa màu sắc chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh

Ý nghĩa màu sắc chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
Ý nghĩa màu sắc chư vị Bồ Tát của Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh
  • Màu trắng: Tượng trưng cho tâm thanh tịnh rốt ráo dùng để tu Tịch Tại Pháp (Pháp tu giúp làm chủ tất cả các pháp và thong dong tự tại với mọi sự mọi việc trên đời).
  • Màu vàng: Tượng trưng cho Phước Đức dồi dào dùng để tu Bố Sắc Trí Ca Pháp / Tăng Ích Pháp (Pháp tu giúp mọi thành tựu được viên mãn và mau chóng đắc Quả Vô Thượng Bồ Đề).
  • Màu đỏ: Tượng trưng cho Uy Đức dũng mãnh dùng để tu Giáng Phục (Pháp tu giúp chiết phục giới ác đạo hoặc điều phục người ác tâm).

Lợi ích khi trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh thường xuyên

Lợi ích khi trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh thường xuyên
Lợi ích khi trì tụng Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh thường xuyên

Nếu bạn một lòng tín Phật và tiến hành trì niệm Tâm Chú này sẽ có cơ hội đắc được chư Phật chư Bồ Tát phóng hào quang gia bị hoặc giúp hàng phục Thiên Ma Ngoại Đạo. Mỗi khi trì tụng Thần Chú Bạch Tản Cái thì sẽ có đủ thứ hương hoa mây ngàn xuất hiện và chủ yếu tập trung nằm bên trong một chiếc Lọng báu lớn lơ lửng ngay trên đầu hành giả!

Chiếc Lọng hoa này chính một là báu vật có công năng che và chở bảo hộ vạn vật. Chiếc Lọng báu này thường hộ trì ngay phía trên đầu của người trì tụng, khiến họ đắc được tự tại khoái lạc, cát tường như ý, tiêu trừ nghiệp chướng và phá giải mọi tai ương.

Kích thước của Lọng báu sẽ biến hoá to hay nhỏ tùy theo công đức thực tế của mỗi quý vị khi hành pháp, cụ thể:

  • Nếu công đức lớn: Thì Lọng vô cùng to lớn và mọi tai hoạ trong bán kính ngàn dặm đều sẽ bị chiếc Lọng khổng lồ này triệt phá.
  • Nếu công đức nhỏ: Thì Lọng chỉ đủ che đầu thì sự bảo hộ bạn nhận được cũng sẽ nằm trong phạm vi giới hạn đó mà thôi.

Phiên bản Tâm Chú Bạch Tản Cái khác Tiếng Phạn

Ngoài Tâm Chú Lăng Nghiêm và Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh ra thì trong dân gian còn lưu truyền sáu bài Tâm Chú Lăng Nghiêm khác dịch sang Tiếng Việt phiên âm Phạn - Việt với khá nhiều chỗ tương đối đồng dị. Đó chính là:

Đây là Tâm Chú Lăng Nghiêm trong Đại Bạch Tản Cái Tổng Trì Đà La Ni của Ngài Tây Khang Nặc Na Hô Đồ Khắc Đồ truyền thụ và có nhiều nét sai khác so với Chân Ngôn do Ngài Sabala và Tuấn Biện truyền dạy. Chi tiết:

  1. Tadyata:
  2. Om;
  3. Anale Anale;
  4. Khasame Khasame;
  5. Visade Visade;
  6. Viri Viri;
  7. Devi;
  8. Vajradhari;
  9. Bandha Bandhani;
  10. Vajrapani Phat;
  11. Om;
  12. Hum Hum Trum Stom Phat;
  13. Svaha;
  14. Hum Trum Bandha Phat;
  15. Vadagala Sruta Sig;
  16. Svaha;
  17. Om;
  18. Vajrapani Bandha Bandha;
  19. Vajra Prasena Mama;
  20. Sarva;
  21. Dustom Vinayaka;
  22. Hum Hum Phat Phat;
  23. Svaha.

Ngoài ra, Đức Phật sống Nặc Na còn truyền dạy lại bài Tâm Chú Lăng Nghiêm của Đại Bạch Tản Cái Tổng Trì Đà La Ni ở nơi khác nhưng có chút khác biệt so với bản gốc như sau:

  1. Tadyata:
  2. Om;
  3. Anale Anale;
  4. Visuddhe Visuddhe;
  5. Vire Vire;
  6. Some Some;
  7. Vajradharini;
  8. Cchindha Cchindha;
  9. Bhindha Bhindha;
  10. Vajrapani Hum Phat;
  11. Svaha;
  12. Hum Trum Bandha Phat;
  13. Svaha.

Năm Tiểu Chú trong Kinh Đại Bạch Tản Cái Đà La Ni Tiếng Phạn

Theo Kinh Đại Bạch Tản Cái Đà La Ni thì còn ghi nhận thêm năm Tiểu Chú mà Thần Chú Lăng Nghiêm không có. Đó chính là:

1. Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phẫn Nộ Kim Cang Khiển Ma Ủng Hộ

  1. Tadyatha:
  2. Om;
  3. Stom;
  4. Bandha Bandha;
  5. Mama;
  6. Raksa Mam;
  7. Om;
  8. Hum Stom;
  9. Bandha Bandha;
  10. Vajra Mama;
  11. Raksa Raksa Mam;
  12. Vajrapaniye;
  13. Hum Phat;
  14. Svaha.

1.1. Dịch nghĩa Tiếng Việt Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phẫn Nộ Kim Cang Khiển Ma Ủng Hộ

  1. Liền nói Chú là:
  2. Quy mệnh;
  3. Chủng Tử;
  4. Cột trói;
  5. Tôi;
  6. Ủng hộ thủ hộ tôi;
  7. Nhiếp triệu;
  8. Chủng Tử;
  9. Cột trói;
  10. Đấng Kim Cang của tôi;
  11. Ủng hộ thủ hộ tôi;
  12. Kim Cang Thủ Đẳng;
  13. Khủng bố phá bại;
  14. Quyết định thành tựu.

2. Tâm Chú Đại Bạch Tản Cái Thường Hằng Trì

  1. Om, Sarva Tathagatosnisa;
  2. Avalokitec;
  3. Urnate;
  4. Jvalasi;
  5. Om;
  6. Jvala Jvala;
  7. Dhaka Dhaka;
  8. Dara Dara;
  9. Vidara Vidara;
  10. Cchindha Cchindha;
  11. Bhindha Bhindha;
  12. Hum Hum;
  13. Phat Phat;
  14. Svaha.

2.1. Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Đại Bạch Tản Cái Thường Hằng Trì

  1. Quy mệnh tất cả Như Lai Đảnh;
  2. Tuân theo sự quán chiếu;
  3. Bạch Hào tướng;
  4. Quang minh;
  5. Nhiếp triệu;
  6. Phóng quang;
  7. Uy quang;
  8. Giáng phục;
  9. Giáng phục khắp;
  10. Cắt đứt;
  11. Xuyên thấu;
  12. Khủng bố;
  13. Phá bại;
  14. Quyết định thành tựu.

2.2. Tâm Chú Đại Bạch Tản Cái Thường Hằng Trì (Bản khác)

Ngoài ra còn có một dị bản khác của Tâm Chú Đại Bạch Tản Cái Thường Hằng Trì và được cho rằng chính phiên bản này mới chính là Phật Đỉnh Tâm Chú.

  1. Namo Sarva Jnaya Om Tathagatosnisa;
  2. Anavalokita Murdha Tejorasi;
  3. Hum;
  4. Jvala Jvala;
  5. Dhaka Dhaka;
  6. Vidhaka Vidhaka;
  7. Dara Dara;
  8. Vidara Vidara;
  9. Cchinda Cchinda;
  10. Bhinda Bhinda;
  11. Hum Phat Phat;
  12. Svaha.

2.4. Dịch nghĩa Tiếng Việt Tâm Chú Đại Bạch Tản Cái Thường Hằng Trì (Bản khác)

  1. Quy Mệnh Như Lai Đảnh Kế;
  2. Tuân theo sự quán chiếu của ánh sáng rực rỡ ở đỉnh đầu;
  3. Thành tựu;
  4. Phóng quang;
  5. Uy quang;
  6. Phương pháp;
  7. Giáng phục;
  8. Giáng phục khắp;
  9. Cắt đứt;
  10. Xuyên thấu;
  11. Khủng bố Phá bại;
  12. Quyết định thành tựu.

3. Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Tăng Trưởng Thân Thân

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Tăng Trưởng Thân Thân được dịch nghĩa là Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Tăng Trưởng sự liên kết thể xác.

  1. Om, Svaha Tathagatosnisa;
  2. Hum;
  3. Phat;
  4. Svaha.

3.1. Dịch nghĩa Tiếng Việt Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Tăng Trưởng Thân Thân

  1. Quy mệnh tất cả Như Lai Đảnh;
  2. Khủng bố;
  3. Phá bại;
  4. Quyết định thành tựu.

4. Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Nhiếp Thọ

  1. Tadyatha:
  2. Anale Anale;
  3. Khasame Khasame;
  4. Vaire Vaire;
  5. Some Some;
  6. Sarva Buddha Adhisthana;
  7. Adhisthana;
  8. Sarva Tathagatosnisa Sitatapatre;
  9. Hum;
  10. Phat;
  11. Svaha.

4.1. Dịch nghĩa Tiếng Việt Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Nhiếp Thọ

  1. Liền nói Chú là:
  2. Ngọn lửa linh thiêng;
  3. Thôi thúc tôi, thúc đẩy tôi;
  4. Tinh tiến dũng mãnh;
  5. Rượu bất tử, sự tốt lành;
  6. Thần lực của tất cả chư Phật;
  7. Gia trì;
  8. Tất cả Bạch Tản Cái Như Lai Đảnh Kế;
  9. Khủng bố;
  10. Phá bại;
  11. Quyết định thành tựu.

5. Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Kiên Giáp

  1. Hum;
  2. Mama Hum;
  3. Ni;
  4. Svaha.

5.1. Dịch nghĩa Tiếng Việt Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Kiên Giáp

  1. Tâm Bồ Đề;
  2. Hộ vệ cho tôi;
  3. Danh tướng tốt đẹp;
  4. Quyết định thành tưu.

Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để chúng mình có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

5/5 - (2 bình chọn)
Có thể bạn thích:
23 Tháng 1, 2025
Ấn Kim Cang Quyền và Lợi ích khi Kết Ấn Trừ Tà Adi Mudra

Ấn Kim Cang Quyền (Adi Mudra) là một Ấn Pháp Năng Lượng vừa có tác dụng Trừ Tà vừa đem đến sự bình an bền vững như kim cương cho tâm trí của người sử dụng!

23 Tháng 1, 2025
Tâm Chú Lăng Nghiêm và Lợi ích khi trì Tâm Chú Thủ Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm là Vua của Thần Chú trong Phật Giáo vì sở hữu công năng không thể nghĩ bàn. Và Tâm Chú Lăng Nghiêm chính là phần trích ra của Thần Chú này.

22 Tháng 1, 2025
Ngũ Đại Tâm Chú và Lợi ích khi trì Năm Đại Tâm Chú của chư Phật ở năm phương

Ngũ Đại Tâm Chú chính là "Năm Đại Tâm Chú" của chư Phật ở Năm Phương có công năng chuyên phá chú thuật của thiên ma ngoại đạo.

16 Tháng 1, 2025
Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai? Sự tích Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát

Phật Mẫu Chuẩn Đề (Mẹ của chư Phật) là Bậc Giác Ngộ đã phát nguyện: Hộ trì những Chúng sanh đau khổ bởi phước mỏng nghiệp dày mà chịu tu tập sẽ được giải thoát.

13 Tháng 1, 2025
Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Chú Chuẩn Đề (Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề) rất nổi tiếng trong Phật Giáo, giúp khai mở trí tuệ Bát Nhã và mang lại nhiều lợi lạc vô biên.

11 Tháng 1, 2025
Chú Đại Bi Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni

Chú Đại Bi nằm trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, là thần chú quảng đại viên mãn giúp cứu khổ cứu nạn, diệt vô lượng tội, đạt vô lượng phước và vãng sanh Cực Lạc.

10 Tháng 1, 2025
Chú Lăng Nghiêm Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm (Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm) rất quan trọng trong Phật Giáo, là Vua trong các Chú có công năng vi diệu không thể nghĩ bàn!

Bài viết mới nhất
23 Tháng 1, 2025
Ấn Kim Cang Quyền và Lợi ích khi Kết Ấn Trừ Tà Adi Mudra

Ấn Kim Cang Quyền (Adi Mudra) là một Ấn Pháp Năng Lượng vừa có tác dụng Trừ Tà vừa đem đến sự bình an bền vững như kim cương cho tâm trí của người sử dụng!

23 Tháng 1, 2025
Tâm Chú Lăng Nghiêm và Lợi ích khi trì Tâm Chú Thủ Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm là Vua của Thần Chú trong Phật Giáo vì sở hữu công năng không thể nghĩ bàn. Và Tâm Chú Lăng Nghiêm chính là phần trích ra của Thần Chú này.

22 Tháng 1, 2025
Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh và Lợi ích khi trì Tâm Chú Bạch Tản Cái

Thần Chú Đại Bạch Tản Cái Phật Đảnh còn được gọi là Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm có công năng bảo hộ cho những Chúng sinh tu hành với Tâm Chân Chánh!

22 Tháng 1, 2025
Ngũ Đại Tâm Chú và Lợi ích khi trì Năm Đại Tâm Chú của chư Phật ở năm phương

Ngũ Đại Tâm Chú chính là "Năm Đại Tâm Chú" của chư Phật ở Năm Phương có công năng chuyên phá chú thuật của thiên ma ngoại đạo.

16 Tháng 1, 2025
Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai? Sự tích Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát

Phật Mẫu Chuẩn Đề (Mẹ của chư Phật) là Bậc Giác Ngộ đã phát nguyện: Hộ trì những Chúng sanh đau khổ bởi phước mỏng nghiệp dày mà chịu tu tập sẽ được giải thoát.

13 Tháng 1, 2025
Chú Chuẩn Đề Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Chú Chuẩn Đề (Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề) rất nổi tiếng trong Phật Giáo, giúp khai mở trí tuệ Bát Nhã và mang lại nhiều lợi lạc vô biên.

11 Tháng 1, 2025
Chú Đại Bi Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni

Chú Đại Bi nằm trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, là thần chú quảng đại viên mãn giúp cứu khổ cứu nạn, diệt vô lượng tội, đạt vô lượng phước và vãng sanh Cực Lạc.

10 Tháng 1, 2025
Chú Lăng Nghiêm Tiếng Việt và Lợi ích khi trì Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm (Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm) rất quan trọng trong Phật Giáo, là Vua trong các Chú có công năng vi diệu không thể nghĩ bàn!

crosschevron-downtext-align-right