Ấn Kim Cang Quyền (Adi Mudra) là một Ấn Pháp Năng Lượng vừa có tác dụng Trừ Tà vừa đem đến sự bình an bền vững như kim cương cho tâm trí của người sử dụng!
Chú Lăng Nghiêm là Vua của Thần Chú trong Phật Giáo vì sở hữu công năng không thể nghĩ bàn. Và Tâm Chú Lăng Nghiêm chính là phần trích ra của Thần Chú này.
Tương tự như Chú Lăng Nghiêm, Tâm Chú Lăng Nghiêm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thay thế. Vì được rút ra từ Chú Lăng Nghiêm nên Tâm Chú ngắn gọn và dễ học hơn rất nhiều. Nếu trên thế gian này không còn ai trì Tâm Chú Lăng Nghiêm nữa thì toàn bộ yêu ma quỷ quái sẽ tung hoành ngang dọc vì không còn gì để chúng phải kiêng nể nữa hết!
Tâm Chú Lăng Nghiêm
Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
- Đác điệc tha:
- Án;
- A na lệ;
- Tỳ xá đề;
- Bệ ra;
- Bạt xà ra;
- Ðà rị;
- Bàn đà bàn đà nể;
- Bạt xà ra bán ni phấn.
- Hổ hồng, đô lô ung phấn;
- Ta bà ha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm là gì?
Trong Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 7) có tất cả 427 câu Chú, và 8 câu Chú cuối cùng trong số đó được gọi là Tâm Chú Lăng Nghiêm (Chính Chú Lăng Nghiêm).
Vì là phần được trích ra trong Chú Lăng Nghiêm nên Tâm Chú Lăng Nghiêm cũng mang những công năng cốt lõi y như vậy, điển hình: Hóa giải ái nghiệp, phá tan các chướng ngại trên con đường tu hành và thậm chí là tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều đời nhiều kiếp về trước. Trên con đường tu tập tinh tấn của mình, nếu hành giả vẫn kiên trì tiếp tục niệm Tâm Chú Lăng Nghiêm thường xuyên sẽ mau chóng đạt đến Quả Vị Phật và chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
>>> Tham khảo thêm: Chú Lăng Nghiêm là gì?
Lợi ích của việc trì tụng Tâm Chú Lăng Nghiêm
Tương tự như Chú Lăng Nghiêm, Tâm Chú Lăng Nghiêm cũng có uy lực vi diệu không thể tả hết bằng lời. Nếu bạn một lòng tín căn với Phật và trì tụng Chú này thì không sợ bị nạn do Nước và Lửa làm hại. Đồng thời người trì còn nhận được sự che chở từ các Quỷ Thần Tì Na Dạ Ca.
Trong Tâm Chú có hai câu:
- A na lệ;
- Tỳ xá đề;
Tiếng Việt phiên âm Hán Việt có nghĩa là:
- Thụ cùng tam tế;
- Hoành biến thập phương;
Dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là:
- Dọc khắp ba thời kỳ (Quá khứ - Hiện tại - Vị lai) hoặc ba Thế giới (Nơi thời gian vô hạn lượng);
- Ngang khắp mười phương (Thập phương chư Phật) gồm Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, Trung ương (Cả trên trời lẫn dưới đất);
Chỉ riêng sức lực mỗi hai câu Chú này thôi cũng đã to lớn đến mức không thể nghĩ bàn và khiến cho uy lực của Thần Chú lan tỏa rộng khắp tất cả không gian thời gian. Một khi bạn trì niệm Tâm Chú thì mọi yêu ma quỷ quái trên đời đều sẽ không còn chỗ nào để dung thân!
Vì sao có sự khác nhau của Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại mỗi quốc gia?
Tại sao các Bậc Đạo Sư Mật Giáo ở Trung Hoa lại dùng 2 Chủng Tử Hum Bhrum? Phải chăng là vì các Ngài đã dùng 2 Chủng Tử Hum Bhrum để nhấn mạnh với tất cả hành giả về cái cốt lõi nhất để giúp cho việc tu tập mau chứng đắc thông qua Pháp Đà La Ni (Pháp Ký ức) được truyền lại này? Hay vì lý do nào đó khác? Cùng Tailieutarot.com tìm hiểu sâu hơn để làm rõ đáp án cho những vấn đề này trong nội dung tiếp theo ngay sau đây nhé!
Pháp Đà La Ni là gì?
Pháp Đà La Ni (Trì Đà La Ni hay Văn Trì Đà La Ni) là một Pháp Môn tu tập có công năng duy trì Thiện Pháp không bị phát tán hay thất lạc. Đồng thời giữ cho Ác Pháp không bị sinh khởi. Nói một cách đơn giản hơn thì Pháp Đà La Ni chính là khả năng nghe ngóng và giữ gìn các Giáo Pháp của Phật để không bị thất truyền sau khi trải qua nhiều đời nhiều kiếp.
- Thứ 1: Vì Pháp này dùng công phu nghe để ghi nhớ lại và giữ cho không quên nên còn được gọi là Văn Đà La Ni.
- Thứ 2: Đối với Nghĩa Thú (Con đường Chánh Đạo) của vô lượng các Pháp thì đều có thể nắm giữ tất cả mà không lo bị quên đi.
- Thứ 3: Thần Chú của Pháp này là do chư vị Bồ Tát đã An Trú trong Thiền Định khởi sinh ra nên có công năng tiêu trừ tai hoạ cho Chúng sinh.
- Thứ 4: Pháp Nhẫn Đà La Ni là an trú trong Thật Tướng của tất cả các Pháp bằng công phu nhẫn trì nên không lo bị thối thất.
Do đó, tu tập theo Pháp Đà La Ni một cách rốt ráo sẽ giúp các hành giả đạt được hai trạng thái như sau:
- Nhập Âm Thanh Đà La Ni: Tức là khi người hành vẫn nghe thấy hết thảy mọi âm thanh trên đời mà Tâm vẫn an trú tĩnh tại chứ không vui, không giận, không dính mắc và không lay động.
- Trí Đà La Ni: Là khả năng phân biệt đầy đủ mọi chuyện lớn nhỏ tốt xấu của hết thảy tất cả mọi thứ trên đời (Từ các loài Chúng Sinh đến những Pháp Môn tu tập) mà người hành vẫn an ổn và không hề bị nảy sinh Tâm Phán Xét.
Pháp Đà La Ni ảnh hưởng gì đến việc lựa chọn Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại mỗi Quốc Gia?
Ngài Quán Nguyệt Pháp Sư (Người tạo ra bộ Nhị Khóa Hiệp Giải) đã từng đưa ra nhận định về vấn đề này như sau:
- Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm có công năng giúp điều trị mầm mống Ngũ Dục (Gồm: Tài Dục, Sắc Dục, Danh Dục, Thực Dục và Thùy Dục) và từ đấy tạo điều kiện cho Phật Tánh (Như Lai Tạng, Tâm Chân Như Thanh Tịnh, Tâm Bất Sinh Bất Diệt, Tâm Bồ Đề) vô cùng màu nhiệm vẫn luôn ẩn sâu bên trong của mỗi con người được hiển lộ.
- Nếu hành giả muốn mau chóng Giải thoát để thực chứng được Giác Ngộ thì không thể không biết cách khởi phát Tâm Bồ Đề, và đồng thời song song đó cũng cần phải biết nuôi dưỡng Tâm Đại Từ Đại Bi.
- Theo Kinh Đại Nhật (Quyển 1) ghi chép như sau: "Tâm Bồ Đề làm Nhân và Tâm Từ Bi làm Gốc Rễ rồi lấy đó làm Phương Tiện để Cứu Cánh".
- Do đó, khi đối chiếu công năng và diệu dụng của hai Chủng Tử Hum Dhrum thì ra sẽ thấy chúng hoàn toàn thoả mãn được tinh thần tu tập theo hướng Chánh Pháp nêu trên.
- Ngoài ra, Dhrum cũng chính là Chủng Tử của Thần Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh nên hoàn toàn phù hợp để sử dụng kết hợp với Pháp tu trì Thần Chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm.
Theo như những gì mà ai ai trong chúng ta cũng đều có thể dễ dàng chứng kiến thì: Cách thức truyền thừa về quá trình hành trì Chánh Pháp để đạt đến Giải Thoát của Phật Giáo ngày nay trên toàn thế giới đang ngày càng được nâng cấp và biến đổi đa dạng hơn bao giờ hết.
Và lý do của việc thay đổi phương cách giảng dạy giáo pháp chỉ nhằm mục đích làm sao tối ưu hoá quá trình truyền đạt thông tin để cho phù hợp nhất với căn cơ đặc trưng thói quen văn hoá của từng cá nhân con người trên các khu vực địa phương hoặc mỗi quốc gia cụ thể khác nhau.
Bởi vì tuy hình thức có sự thay đổi rõ rệt nhưng mục đích cuối cùng của việc truyền thừa này từ xưa đến nay vẫn là: Dẫn dắt giúp đỡ tất cả các hành giả trên con đường tu tập sao cho tinh tấn Giải thoát và mau chóng chứng đắc Quả Bồ Đề.
Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại mỗi Quốc Gia đã được lựa chọn như thế nào?
Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại mỗi Quốc Gia mỗi khác. Vậy chúng đã được lựa chọn như thế nào?
Công năng của các Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm
Nếu dịch nghĩa chi tiết thì ta sẽ có:
- Hum: Chủng Tử biểu thị cho Tâm Bồ Đề hoặc Sự Thành Tựu.
- Bhrum: Chủng Tử biểu thị cho nơi quy thú của mọi Công Đức.
- Trum: Chủng Tử biểu thị cho việc Tự Ngã của Tâm Phật đã phát sinh tất cả các Pháp giúp quét trừ bụi bẩn và xa lìa mọi thói kiêu mạn.
- Dhrum: Chủng Tử biểu thị cho việc Tự Ngã của Tâm Phật đã phát sinh ra tàn lọng Từ Bi trắng tinh giúp che chở bảo vệ tất cả Chúng sinh.
- Hum Trum: Khi di cùng nhau thì Hum Trum biểu thị cho việc nhờ Tâm Bồ Đề mà có Tự Ngã và từ đó phát sinh ra tất cả các Pháp giúp quét trừ bụi bẩn và xa lìa mọi thói kiêu mạn.
- Hum Bhrum: Khi di cùng nhau thì Hum Bhrum biểu thị cho việc Tâm Bồ Đề chính là nơi quy tụ của tất cả mọi Công Đức.
- Hum Dhrum: Khi di cùng nhau thì Hum Dhrum biểu thị cho việc nhờ Tâm Bồ Đề mà có Tự Ngã và từ đó phát sinh tàn lọng Từ Bi trắng tinh giúp che chở bảo vệ tất cả Chúng sinh.
Liệt kê Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại mỗi quốc gia
Thông qua việc nghiên cứu tất cả các bản Tâm Chú Lăng Nghiêm được truyền thừa đến tận ngày nay thì chúng ta sẽ nhận thấy sự đa dạng trong tên gọi lẫn ý nghĩa của Chủng tử (Bija, Chủng tử, Chủng tự) Tâm Chú tại mỗi quốc gia khác nhau. Cụ thể:
- Chủng Tử của Tâm Chú Lăng Nghiêm ở Tây Tạng là: Hum Trum.
- Chủng Tử của Tâm Chú Lăng Nghiêm được truyền thừa ở Trung Hoa và Nhật Bản là: Hum Bhrum và Hum Dhrum.
- Chủng Tử của Tâm Chú Lăng Nghiêm ở Việt Nam được dịch nghĩa theo phiên âm Hán Việt là: Hổ hồng, đô lô ung.
Nói theo cách đơn giản hơn, sự khác nhau của Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm theo từng quốc gia được thể hiện rất rõ qua việc: "Hổ hồng, đô lô ung" là Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm của Việt Nam theo phiên âm Hán - Việt thì "Hum Trum","Hum Bhrum" và "Hum Dhrum" cũng đều chính là Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm của những quốc gia khác tương ứng.
Vì sao Hum Trum là Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại Tây Tạng?
Vì Tây Tạng vốn là xứ sở của Quỷ Thần nên sự Kiêu Mạn ham thích Thần Thông rất phát triển trong tâm tưởng của mỗi con người tại đây. Và vấn đề này được cho là cực kỳ khó để cải tạo hay hoá giải triệt để. Do đó, các Bậc Đạo Sư cần phải dùng đến Chủng Tử Hum Trum để trừng phạt và răn đe mạnh tay.
Vì sao Hum Bhrum là Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại Trung Hoa?
Còn ở Trung Hoa vốn đã có nền văn hoá tâm linh vô cùng phong phú và phát triển vượt bậc cộng thêm dân cư đông đúc. Tại đây có hai Pháp Đạo khá phổ biến là Đạo Khổng và Đạo Giáo. Do đó, đa số Chúng sinh ở đất nước này đều có tâm ham chuộng tu hành tối thắng để tích tụ Công Đức siêu việt.
Đó cũng chính là lý do tại sao mà các Bậc Đạo Sư Trung Hoa đã quyết định chọn dùng Chủng Tử Hum Bhrum cho Tâm Chú Lăng Nghiêm tại quốc gia này.
Ngoài ra, họ cũng có sự sắp xếp lại thứ tự quy kính các chư Tôn trong Văn Đà La Ni để khuyến khích Chúng sinh nương theo đó mà tu hành cho tinh tấn.
Đây cũng là lý do vì sao mà nhiều người có thể nhận thấy phiên bản Tâm Chú Lăng Nghiêm của Ngài Bát Lạt Mật Đế tại Trung Hoa có cách sắp xếp thứ tự các chư Tôn rất tương xứng với Kinh Đại Bạch Tản Cái Tổng Trì Đà La Ni của Tây Tạng.
Vì sao Hum Bhrum và Hum Dhrum là Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại Nhật Bản?
Trong khi đó, theo Đại Phật Đỉnh Đà La Ni của Ngài Bất Không Tam Tạng tại Nhật Bản thì lại có cách sắp xếp thứ tự các chư Tôn gần như ngược lại hoàn toàn.
Ngoài ra, nền Phật Giáo Nhật Bản vốn được học hỏi dựa theo Phật Giáo Trung Hoa nên các Bậc Đạo Sư tại đây cũng thường dùng Chủng Tử Hum Bhrum cho Tâm Chú Lăng Nghiêm của Nhật Bản.
Riêng Chủng Tử Dhrum tuy được sử dụng trong Thần Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh nhưng lại không được phổ biến rộng rãi tại Nhật Bản. Chủng Tử này chỉ được dùng để truyền thụ riêng dành cho một số người đặc biệt vốn có căn tính phù hợp mà thôi.
Vì sao Hổ Hồng Đô Lô Ung là Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm tại Việt Nam?
Tương tự như Nhật Bản, nền Phật Giáo Việt Nam vốn được học hỏi dựa theo Phật Giáo Trung Hoa nên các Bậc Đạo Sư tại đây cũng dùng Chủng Tử Hum Bhrum cho Tâm Chú Lăng Nghiêm của Việt Nam nhưng được dịch nghĩa Tiếng Việt theo phiên âm Hán - Việt là Hổ hồng đô lô ung.
Ngoài ra, kèm theo sau Chủng Tử Tâm Chú Lăng Nghiêm Hổ hồng đô lô ung là tiếp tục trì tụng bài Kim Cang Xí Thịnh Quang Minh Phật Đỉnh Luân Vương Tự Tại Thập Tự Chân Ngôn.
Kim Cang Xí Thịnh Quang Minh Phật Đảnh Luân Vương Tự Tại Thập Tự Chân Ngôn Tiếng Phạn
- Namo Vairocanaya;
- Namo Bhagavate Usnisaya;
- Ah;
- Trum;
- Trum;
- Dhrum;
- Dhrum;
- Hrum;
- Srum;
- Bhrum;
- Srum;
- Hum;
- Buddha Buddha Buddha Buddha Buddha Buddha Buddha Buddha Buddha Buddha.
Dịch nghĩa Tiếng Việt Kim Cang Xí Thịnh Quang Minh Phật Đảnh Luân Vương Tự Tại Thập Tự Chân Ngôn
- Quy y Đại Nhật;
- Quy y Thế Tôn Phật Đỉnh;
- Đại Phật Đỉnh;
- Quang Tụ Phật Đỉnh;
- Phát sinh Phật Đỉnh;
- Tản Cái Phật Đỉnh;
- Thắng Phật Đỉnh;
- Trừ Chướng Phật Đỉnh;
- Quảng Phật Đỉnh;
- Tối Thắng Phật Đỉnh;
- Vô lượng Thanh Phật Đỉnh;
- Phổ thông Phật Đỉnh;
- Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh Phật Đỉnh.
Sáu phiên bản Tâm Chú Lăng Nghiêm khác Tiếng Phạn
Ngoài Tâm Chú Lăng Nghiêm và Tâm Chú Bạch Tản Cái Phật Đảnh ra thì trong dân gian còn lưu truyền sáu bài Tâm Chú Lăng Nghiêm khác dịch sang Tiếng Việt phiên âm Phạn - Việt với khá nhiều chỗ tương đối đồng dị. Đó chính là:
Tâm Chú Lăng Nghiêm thứ 1
Đây là Tâm Chú Lăng Nghiêm của Đức Dalai Lama (Đạt Lai Đạt Ma) Thứ 7:
- Tadyata;
- Om Anale Anale;
- Pishade Pishade Pishade;
- Vaira Vaira;
- Vajradhari;
- Banda Banduni Hum Phat Svaha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm thứ 2
Đây là Tâm Chú Lăng Nghiêm của Tam Tạng Pháp Sư Sabala:
- Om;
- Anale Anale;
- Visuddhe Visuddhe;
- Vire Vire;
- Vajradhari;
- Bandha Bandha;
- Vajrapani Phat;
- Hum Hum Phat Phat;
- Hum Trum Bandha Phat;
- Svaha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm thứ 3
Đây là Tâm Chú Lăng Nghiêm của Thiên Trúc Đại Sư Tuấn Biện:
- Om;
- Anale Anale;
- Visuddhe Visuddhe;
- Vira Vajradhari;
- Bandha Bandha;
- Vajrapani Phat;
- Hum Hum Phat Phat;
- Hum Trum Phat;
- Svaha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm thứ 4
Đây là Tâm Chú Lăng Nghiêm của Ngài Bát Lạt Mật Đế (Bản phổ thông):
- Om;
- Anale Visuddhe;
- Vaira Vajradhari;
- Bandha Bandhani;
- Vajradhari Phat;
- Hum Bhrum (Hum Trum) Phat;
- Svaha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm thứ 5
Đây là Tâm Chú Lăng Nghiêm của Ngài Bát Lạt Mật Đế (Kinh Lăng Nghiêm trong Mật Tạng Bộ 2):
- Om;
- Anale Visudhe;
- Vaira Vajradhari;
- Bandha Bandhani;
- Vajrapari Phat;
- Hum Trum;
- Svaha;
- Om;
- Hum Visuddhe;
- Svaha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm thứ 6
Đây là Tâm Chú Lăng Nghiêm trong Đại Bạch Tản Cái Tổng Trì Đà La Ni của Ngài Tây Khang Nặc Na Hô Đồ Khắc Đồ truyền thụ và có nhiều nét sai khác so với Chân Ngôn do Ngài Sabala và Tuấn Biện truyền dạy. Chi tiết:
- Tadyata:
- Om;
- Anale Anale;
- Khasame Khasame;
- Visade Visade;
- Viri Viri;
- Devi;
- Vajradhari;
- Bandha Bandhani;
- Vajrapani Phat;
- Om;
- Hum Hum Trum Stom Phat;
- Svaha;
- Hum Trum Bandha Phat;
- Vadagala Sruta Sig;
- Svaha;
- Om;
- Vajrapani Bandha Bandha;
- Vajra Prasena Mama;
- Sarva;
- Dustom Vinayaka;
- Hum Hum Phat Phat;
- Svaha.
Ngoài ra, Đức Phật sống Nặc Na còn truyền dạy lại bài Tâm Chú Lăng Nghiêm của Đại Bạch Tản Cái Tổng Trì Đà La Ni ở nơi khác nhưng có chút khác biệt so với bản gốc như sau:
- Tadyata:
- Om;
- Anale Anale;
- Visuddhe Visuddhe;
- Vire Vire;
- Some Some;
- Vajradharini;
- Cchindha Cchindha;
- Bhindha Bhindha;
- Vajrapani Hum Phat;
- Svaha;
- Hum Trum Bandha Phat;
- Svaha.
Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để chúng mình có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!